Bài viết đi đến kết luận rằng cấu trúc hình tượng độc đáo trong thơ Bích Khê được tổ chức theo nguyên tắc tương tác giữa hai hệ thống khác biệt: Thế giới mộng huyễn (do Thực tượng chi phối) và thế giới tồn tại (do Ảo tượng và Biểu tượng chi phối) với những quy luật vận hành đối lập; từ đó giải thích những kết hợp ngôn từ phức tạp trong thơ Bích Khê như là kết quả của phép trị liệu tinh thần đối với những chấn thương tâm lí gây ra khi chủ thể bước vào trật tự Biểu tượng. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 18 Số 1 2021 95-107 Vol. 18 No. 1 2021 95-107 ISSN 1859-3100 Website http Bài báo nghiên cứu VŨ TRỤ NGHỆ THUẬT THƠ BÍCH KHÊ NHÌN TỪ LĂNG KÍNH PHÂN TÂM HỌC JACQUES LACAN Phạm Ngọc Lan Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ Phạm Ngọc Lan Email lanpn@ Ngày nhận bài 28-11-2020 ngày nhận bài sửa 07-01-2021 ngày duyệt đăng 25-01-2021 TÓM TẮT Thể nghiệm ứng dụng lí thuyết phân tâm học Jacques Lacan vào việc nghiên cứu ngôn ngữ hình tượng trong thơ trữ tình bài viết phân tích vũ trụ nghệ thuật mang tính chất tượng trưng chủ nghĩa của thơ Bích Khê như một cấu trúc song trùng tương ứng với các cơ tầng tâm lí tính dục theo học thuyết Lacan. Bài viết đi đến kết luận rằng cấu trúc hình tượng độc đáo trong thơ Bích Khê được tổ chức theo nguyên tắc tương tác giữa hai hệ thống khác biệt thế giới mộng huyễn do Thực tượng chi phối và thế giới tồn tại do Ảo tượng và Biểu tượng chi phối với những quy luật vận hành đối lập từ đó giải thích những kết hợp ngôn từ phức tạp trong thơ Bích Khê như là kết quả của phép trị liệu tinh thần đối với những chấn thương tâm lí gây ra khi chủ thể bước vào trật tự Biểu tượng. Từ khóa Bích Khê Freud Lacan thơ phân tâm học chủ nghĩa tượng trưng Hơn một bận ta đi vào cõi chết Cặp mắt Bích Khê 1. Phân tâm học như một hệ hình lí thuyết phê bình văn học Phân tâm học thường được coi là gắn liền với tên tuổi bác sĩ tâm thần người Áo Sigmund Freud và học thuyết về cấu trúc tâm lí ba tầng ý thức tiềm thức vô thức do ông đề xướng. Hiện nay ở Việt Nam đa số các công trình nghiên cứu văn học từ góc độ phân tâm học vẫn chỉ tập trung vào sự phóng chiếu những ẩn ức tâm lí nhất là ẩn ức tình dục từ tầng sâu tiềm thức và vô thức lên thực tại khách quan theo cơ chế cô đặc condensation và thay thế displacement . Tuy vậy địa hạt phân tâm học không phải chỉ có một mình Freud thống trị. Thực tế là từ .