Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tạo ra một công trình nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của luận án tiến sỹ luật học qua đó góp phần hình thành các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhượng quyền nói chung và pháp luật đối tượng chuyển giao trong hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐỐI TƯỢNG CHUYỂN GIAO TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Chuyên ngành Luật Kinh tế Mã số 9 38 01 07 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động thương mại việc xác định chính xác đối tượng hợp đồng không chỉ có ý nghĩa đối với thương nhân mà còn có ý nghĩa đối với nhà nước trong quá trình điều tiết hoạt động thương mại. Ý nghĩa này càng thể hiện rõ rệt trong những quan hệ hợp đồng mà đối tượng hợp đồng không đơn thuần chỉ là tài sản hàng hóa hữu hình hay công việc dịch vụ cụ thể trong đó hợp đồng nhượng quyền thương mại là một điển hình. Sở dĩ nói như vậy là vì với bản chất là hoạt động chuyển giao cách thức kinh doanh bên nhượng quyền và nhận quyền cùng kinh doanh chung một sản phẩm với phương thức như nhau cùng sử dụng chung danh tiếng mà bên nhượng quyền đã dày công vun đắp đối tượng chuyển giao trong quan hệ nhượng quyền không phải là hàng hóa dịch vụ có thể xác định được một cách đơn giản. Điều đặc biệt là đối tượng chuyển giao quyền thương mại là một tập hợp các yếu tố có sự kết hợp nhuần nhuyễn với nhau tạo nên thương hiệu của sản phẩm mà bên nhượng quyền cung ứng bao gồm i các yếu tố của quyền sở hữu trí tuệ như tên thương mại nhãn hiệu bản quyền chỉ dẫn địa lý bí mật kinh doanh và những yếu tố mang tính chất của quyền sở hữu trí tuệ như bí quyết kinh doanh khẩu hiệu kinh doanh phong cách phục vụ và ii các yếu tố khác tạo nên bản sắc riêng của phương thức kinh doanh nhượng quyền khi được sử dụng kết hợp với các yếu tố sở hữu trí tuệ nêu trên như đồng phục nhân viên cách thiết kế bài trí cửa hàng Tuy nhiên với những quy định hiện hành của Việt Nam trong Luật Thương mại và Luật Sở hữu trí tuệ với những hạn chế bất cập nhất định và sự không tương thích giữa hai văn bản đã làm cho việc ghi nhận bảo vệ và kiểm soát đối tượng chuyển giao trong hợp đồng nhượng quyền không thực sự hiệu quả. Từ đó dẫn đến tình trạng không .