Các bệnh lý về xương khớp: Phần 2

Ebook Bệnh thấp khớp: Phần 2 (Tái bản lần thứ bảy có sửa chữa và bổ sung) đại cương các phương pháp thăm khám trong bệnh khớp; các bệnh viêm khớp do thấp; viêm khớp nhiễm khuẩn lao khớp và cột sống; bệnh khớp không do viêm; các bệnh khớp triệu chứng; thấp ngoài khớp; các phương pháp điều trị nội khoa. | Bệnh thấp khớp http 52 PHẦN HAI BỆNH KHỚP CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM KHÁM TRONG BỆNH KHỚP Cũng giống như thăm khám các bộ phận khác khám một bệnh nhân về khớp gồm hỏi bệnh khám thực thể chụp X quang và xét nghiệm. I- THĂM KHÁM LÂM SÀNG A Khai thác các dấu hiệu cơ năng 1- Đau khớp Là triệu chứng chủ yếu khiến bệnh nhân đi khám bệnh có 2 điểm cần lưu ý - Phân biệt với đau ở phần không phải khớp như cơ xương thần kinh thường bệnh nhân hay phản ảnh nhầm là đau khớp. - Phân biệt với đau mỏi mình mẩy đau không có vị trí xác định mà lan tỏa cả bộ máy vận động cơ xương khớp hay gặp trong các bệnh toàn thân cảm cúm sốt rét . Cần khai thác các yếu tố vị trí khớp bị đau tính chất mức độ hướng lan và sự diễn biến. Người ta chia đau khớp thành 2 loại a- Đau do viêm nhiễm khuẩn dị ứng miễn dịch thường đau liên tục tăng nhiều về đêm nghỉ ngơi bớt ít. b- Đau không do viêm hay đau kiểu cơ giới thoái hóa dị dạng đau tăng khi vận động nhiều giảm khi nghỉ ngơi giảm về đêm. 2- Các rối loạn vận động a- Dấu hiệu phá gỉ khớp bệnh nhân thấy hạn chế vận động khi khởi động phải làm một số động tác hiện tượng hạn chế này mới hết khớp như là bị két gỉ phải lay chuyển vài lần mới hoạt động được. Dấu hiệu này hay gặp trong bệnh hư khớp hư cột sống thoái hóa . b- Dấu hiệu cứng khớp vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy vào buổi sáng bệnh nhân cảm thấy khớp xương cứng đờ khó vận động phải sau một thời gian từ 1 đến vài giờ mới thấy khớp mềm cử động dễ dàng dấu hiệu này thường biểu hiện rõ ở các khớp hai bàn tay khớp gối. Cứng khớp buổi sáng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh thấp khớp http 53 c- Hạn chế các động tác tùy theo vị trí khớp tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà khớp có hạn chế vận động ít hay nhiều liên tục hay từng lúc được thể hiện bằng các hạn chế đi lại đứng ngồi ngồi xổm cầm nắm giơ tay Hạn chế vận động do nhiều nguyên nhân khác nhau như tổn thương ở khớp cơ xương thần kinh cần phân biệt trong chẩn đoán hạn chế vận động

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    79    2    25-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.