Ẩn dụ ý niệm miền "dụng cụ nhà bếp" trong tục ngữ của người Việt

Thông qua khảo sát và phân tích từ ngữ thuộc miền “dụng cụ nhà bếp” trong tục ngữ của người Việt theo lí thuyết ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận, bài viết đã xác lập tám mô hình ẩn dụ ý niệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các từ ngữ loại này trong tục ngữ của người Việt đã ánh xạ đến các miền đích khác nhau. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trƣờng Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 15 Số 3 2020 ẨN DỤ Ý NIỆM MIỀN DỤNG CỤ NHÀ BẾP TRONG TỤC NGỮ CỦA NGƢỜI VIỆT Liêu Thị Thanh Nhàn Khoa Việt Nam học Trƣờng Đại học Ngoại ngữ Đại học Huế Email lieuthithanhnhan@ Ngày nhận bài 29 7 2019 ngày hoàn thành phản biện 13 8 2019 ngày duyệt đăng 02 10 2019 TÓM TẮT Thông qua khảo sát và phân tích từ ngữ thuộc miền dụng cụ nhà bếp trong tục ngữ của ngƣời Việt theo lí thuyết ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận chúng tôi đã xác lập tám mô hình ẩn dụ ý niệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các từ ngữ loại này trong tục ngữ của ngƣời Việt đã ánh xạ đến các miền đích khác nhau. Đồng thời chúng tôi cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ học tri nhận với tƣ duy của ngƣời Việt trong việc ý niệm hóa các từ ngữ thuộc miền dụng cụ nhà bếp . Từ khóa Ngôn ngữ học tri nhận ẩn dụ ý niệm dụng cụ nhà bếp tục ngữ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tục ngữ là thành phần không thể thiếu trong việc thể hiện tƣ duy tình cảm và kinh nghiệm sống quý báu của con ngƣời. Mỗi quốc gia đều có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên địa lí văn hóa và lịch sử phát triển. Do đó tục ngữ trong mỗi ngôn ngữ cũng sẽ chứa đựng những đặc sắc dân tộc và đặc trƣng văn hóa sâu đậm riêng. Cho nên chúng đã trở thành đối tƣợng hết sức hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. Ẩn dụ đã trở thành một khu vực khảo sát chính của ngữ nghĩa học tri nhận. Trên tất cả ẩn dụ là một cơ chế hạng nhất dành cho việc nhìn một sự vật này thông qua từ ngữ chỉ sự vật khác 2 tr. 298 . Vào những năm 1980 đã có một sự quan tâm nghiên cứu rộng rãi về ẩn dụ nhƣng lực đẩy chủ yếu của sự quan tâm này lại đến từ George Lakoff và Mark Johnson với Metaphors We Live by Chúng ta sống cùng các ẩn dụ 1980 9 một ấn phẩm nền tảng trong ngữ nghĩa học tri nhận. Nó đƣợc xem nhƣ là sự mở đƣờng cho một thế hệ các nhà ngôn ngữ học mới. Trong tác phẩm của mình hai tác giả đã đƣa ra quan niệm mới về bản chất và chức năng của ngôn ngữ học tri nhận nói chung ẩn dụ tri nhận nói riêng là .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.