Nghiên cứu về ngôn ngữ trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện đặc biệt của hệ thống các nhân vật nữ. Sự xuất hiện không hề khiêm tốn của thế giới hình tượng các nhân vật nữ trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã đặt ra những hoài nghi về ý nghĩa ngầm ẩn được đặt trong thế giới nhân vật này. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 15 Số 3 2020 BIỂU THỨC QUY CHIẾU NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TỪ GÓC NHÌN CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN Nguyễn Thị Hoài Phương Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Email nguyenhoaiphuongdhsp@ Ngày nhận bài 5 12 2018 ngày hoàn thành phản biện 11 12 2018 ngày duyệt đăng 02 10 2019 TÓM TẮT Nghiên cứu về ngôn ngữ trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện đặc biệt của hệ thống các nhân vật nữ. Sự xuất hiện không hề khiêm tốn của thế giới hình tượng các nhân vật nữ trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã đặt ra những hoài nghi về ý nghĩa ngầm ẩn được đặt trong thế giới nhân vật này. Xưa nay nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chúng ta thường thấy sự ứng dụng của các hệ hình lý thuyết trong phê bình văn học. Nay với mong muốn mở rộng biên độ và phạm vi nghiên cứu chúng tôi mạnh dạn ứng dụng lý thuyết nghiên cứu thuộc đặc thù ngôn ngữ để phân tích tìm hiểu một phạm trù thuộc lĩnh vực văn học. Đặt thế giới hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư dưới góc nhìn của lý thuyết phân tích diễn ngôn theo đường hướng dụng học chúng tôi hướng đến làm rõ hai vấn đề Các biểu thức quy chiếu được khảo sát mang những đặc trưng ngôn ngữ nào Giá trị của các biểu thức quy chiếu ấy xét về mặt chức năng ngôn ngữ Như thế việc ứng dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào lĩnh vực văn học đã cho thấy tính khả thi của hệ lý thuyết này trên các đối tượng ngôn ngữ. Từ khóa Nhân vật nữ phân tích diễn ngôn biểu thức qui chiếu đồng qui chiếu. 1. MỞ ĐẦU Dưới ánh sáng của lý thuyết phân tích diễn ngôn ngôn ngữ được xem là một thực thể xã hội miêu tả sự hoạt động của ngôn ngữ trong các ngữ cảnh cụ thể. Theo đó ngôn ngữ không chỉ đơn giản là công cụ giao tiếp mà nó là quá trình tương tác giao tiếp. Ngôn ngữ được đẩy lên thành một thực tiễn xã hội hay một bộ phận của nền văn hóa. Khi xem xét các đặc trưng ngôn ngữ dưới góc nhìn của phân tích .