Trong bài viết này, tác giả muốn làm rõ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả mối quan hệ này trong thời gian tới. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 16 Số 3 2020 GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ THỰC HIỆN TIẾN BỘ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Nguyễn Thị Hoa Khoa Lý luận chính trị Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Email nguyenhoa10283@ Ngày nhận bài 16 4 2020 ngày hoàn thành phản biện 20 4 2020 ngày duyệt đăng 02 7 2020 TÓM TẮT Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội đang là tâm điểm trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia. Việt Nam là nước đang phát triển đang chịu tác động của quá trình toàn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế để đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức thì mối quan hệ này càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết này tác giả muốn làm rõ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả mối quan hệ này trong thời gian tới. Từ khóa Tăng trưởng kinh tế tiến bộ xã hội công bằng xã hội đổi mới. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng trưởng kinh tế được dùng để chỉ sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề cho con người có cuộc sống ngày càng đầy đủ xã hội ngày càng phồn vinh do đó luôn là mục tiêu phấn đấu của tất cả các quốc gia Tiến bộ xã hội là sự vận động của xã hội từ trình độ thấp đến trình độ cao từ lạc hậu đến văn minh hiện đại. Tiến bộ xã hội trước hết phải xuất phát từ con người vì con người và hướng tới sự tiến bộ của con người Công bằng xã hội là sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân công bằng trong phân phối thu nhập cơ hội phát triển và điều kiện thực hiện cơ hội. Tuy nhiên giữa tăng trưởng kinh tế với chất lượng cuộc sống vẫn có một khoảng cách nhất định mà độ lớn của nó tùy thuộc vào đường lối chính trị của mỗi nước. Tăng trưởng kinh tế không gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân .