Cây chủ của sâu non bướm phượng (Papilio spp.) và thiên địch của chúng ở thành phố Huế và vùng phụ cận

Giống Bướm phượng Papilio Linnaeus, 1758 gồm nhiều loài bướm có kích thước từ trung bình đến lớn, có hình dáng đẹp. Bướm trưởng thành chủ yếu hút mật của hoa góp phần thụ phấn cho cây trồng nhưng sâu non của chúng sử dụng lá cây làm thức ăn, vì vậy ít nhiều gây những tác hại cho ngành trồng trọt. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 15 Số 2 2020 CÂY CHỦ CỦA SÂU NON BƯỚM PHƯỢNG PAPILIO SPP. VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA CHÚNG Ở THÀNH PHỐ HUẾ VÀ VÙNG PHỤ CẬN Võ Đình Ba1 Vũ Văn Liên2 Lê Thị Lành1 1 Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học Đại học Huế 2 Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam Email vodinhba@ Ngày nhận bài 6 5 2019 ngày hoàn thành phản biện 10 6 2019 ngày duyệt đăng 02 10 2019 TÓM TẮT Giống Bướm phượng Papilio Linnaeus 1758 gồm nhiều loài bướm có kích thước từ trung bình đến lớn có hình dáng đẹp. Bướm trưởng thành chủ yếu hút mật của hoa góp phần thụ phấn cho cây trồng nhưng sâu non của chúng sử dụng lá cây làm thức ăn vì vậy ít nhiều gây những tác hại cho ngành trồng trọt. Trong khoảng thời gian từ 01 2018 đến 4 2019 ở khu vực thành phố Huế và vùng phụ cận đã phát hiện 7 loài bướm thuộc giống Papilio trong đó loài Bướm phượng đen P. polytes là loài thường gặp nhất và phong phú nhất Bướm phượng dải xanh P. demolion là loài hiếm. Sâu non của các loài bướm phượng ở khu vực nghiên cứu sử dụng 12 cây chủ thuộc họ Cam chanh Rutaceae . Thiên địch của các loài bướm nói trên đã xác định có 8 loài gồm Calotes versicolor Polistes sp. Vespa sp. Solenopsis Solenopsis Hierodula sp. và Oxyopes sp. là những loài bắt mồi ăn thịt và loài Euagathis sp. ký sinh. Những dữ liệu này có thể ứng dụng để nuôi bướm hoặc nuôi thiên địch và phòng trừ sinh học. Từ khóa Papilio Rutaceae thành phố Huế thiên địch. 1. MỞ ĐẦU Giống Papilio Linnaeus 1758 gồm nhiều loài bướm có kích thước từ trung bình đến lớn có hình dáng đẹp thu hút sự chú ý của nhiều nhà sưu tập nhiều loài cũng được đề xuất nhân nuôi để phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau của con người Đặng Thị Đáp và cs 2011. 1 . Bướm trưởng thành chủ yếu hút mật của hoa tươi góp phần thụ phấn cho cây trồng nhưng sâu non của những loài bướm này sử dụng lá cây để làm thức ăn vì thế gây những tác hại đáng kể cho ngành trồng trọt. Bài báo này cung cấp danh sách các cây chủ và các loài thiên địch đã ghi nhận

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.