Quảng Trạch là huyện có nhiều thế mạnh lâm nghiệp, với diện tích đất lâm nghiệp chiếm 54,83% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích rừng sản xuất đã chiếm hơn 55,3% tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện, mở ra nhiều thuận lợi trong việc phát triển rừng. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 15 Số 2 2020 HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN QUẢNG TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH Bùi Thị Thu1 Nguyễn Minh Nguyệt2 Lê Minh Đăng1 1 Khoa Địa lý - Địa chất Trường Đại học Khoa học Đại học Huế 2 Khoa Kinh tế chính trị Học viện Báo chí và Tuyên truyền Email lapthuhue@ Ngày nhận bài 4 9 2019 ngày hoàn thành phản biện 10 9 2019 ngày duyệt đăng 02 10 2019 TÓM TẮT Quảng Trạch là huyện có nhiều thế mạnh lâm nghiêp với diện tích đất lâm nghiệp chiếm 54 83 tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích rừng sản xuất đã chiếm hơn 55 3 tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện mở ra nhiều thuận lợi trong việc phát triển rừng. Tuy nhiên tình trạng sử dụng đất rừng chưa hiệu quả đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển lâm nghiệp của huyện. Việc phân tích hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp chính là cơ sở để đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên này ở địa phương. Từ khóa Đất lâm nghiệp hiệu quả sử dụng đất huyện Quảng Trạch 1. MỞ ĐẦU Là một bộ phận của đất nông nghiệp đất lâm nghiệp ĐLN được hiểu là đất đang có rừng gồm rừng tự nhiên và rừng trồng và đất mới được trồng rừng hoặc trồng kết hợp khoanh nuôi tự nhiên 6 . Trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hiện đại cộng với sức ép về mở rộng sản xuất công nghiệp hiện nay thì việc sử dụng ĐLN một cách hiệu quả và bền vững có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là bảo vệ môi trường sinh thái. Nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Bình với địa thế đa dạng Quảng Trạch có nhiều lợi thế cho phát triển lâm nghiệp. Trong tổng diện tích tự nhiên 86 ha của toàn tỉnh ĐLN chiếm hơn 1 2 tập trung phần nhiều ở diện tích đất rừng sản xuất. Trong những năm qua vấn đề sử dụng ĐLN còn nhiều hạn chế. Do đó bài báo này tập trung phân tích hiện trạng và đánh giá hiệu quả sử dụng ĐLN chủ yếu là đất rừng sản xuất nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ĐLN ở huyện Quảng Trạch. 159 .