Nghiên cứu nhằm bổ sung dẫn liệu về thành phần loài và tình hình khai thác đối với động vật thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông qua điều tra thu mẫu ngoài thực địa, đã xác định được thành phần loài gồm 7 bộ, 11 họ, 17 giống và 25 loài thuộc lớp Thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 16 Số 2 2020 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC ĐỘNG VẬT THÂN MỀM HAI MẢNH VỎ BIVALVIA Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG CẦU HAI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Võ Văn Quý1 Trần Ánh Hằng2 1Khoa Sinh học trường Đại học Khoa học Đại học Huế 2Khoa Địa lý Địa chất trường Đại học Khoa học Đại học Huế Email vovanquy73@ Ngày nhận bài 11 12 2019 ngày hoàn thành phản biện 12 12 2019 ngày duyệt đăng 02 4 2020 TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm bổ sung dẫn liệu về thành phần loài và tình hình khai thác đối với động vật thân mềm Hai mảnh vỏ Bivalvia ở đầm phá Tam Giang Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông qua điều tra thu mẫu ngoài thực địa đã xác định được thành phần loài gồm 7 bộ 11 họ 17 giống và 25 loài thuộc lớp Thân mềm Hai mảnh vỏ Bivalvia ở vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đókết quả nghiên cứu đã chỉ ra 11 loài Hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao Trìa mỡ Meretrix meretrix Trìa Tam Giang Cyrenobatissa subsulcata Hàu Crassostrea rivularis Vẹm xanh Perna viridis Điệp giấy Placuna placenta lt được người dân tập trung thường xuyên khai thác tại 3 vùng khai thác chính là phá Tam Giang đầm Hà Trung Thủy Tú và đầm Cầu Hai. Mùa vụ khai thác chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 8 trong đó tập trung chính từ tháng 3 đến tháng 5. Trữ lượng khi thác mùa khô khá cao lên tới 6 tấn mùa mưa đạt 390 tấn. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở cho việc xây dựng giải pháp khai thác sử dụng hợp lý nguồn lợi Hai mảnh vỏ tại khu vực nghiên cứu. Từ khóa Thành phần loài Hai mảnh vỏ Bivalvia đầm phá Tam Giang Cầu Hai. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế chạy dọc trên 68 km theo bờ biển với diện tích hơn ha đây là hệ đầm phá lớn nhất ở Việt Nam và thuộc vào những đầm phá lớn ở Châu Á. Hiện nay việc khai thác nguồn lợi từ động vật thân mềm Hai mảnh vỏ đã góp phần giải quyết được những vấn đề khó khăn trong đời sống của cư dân quanh vùng đầm phá về cả việc làm lao động và nâng cao 167 Thành phần .