"Bài giảng Kinh tế vi mô 2 - Bài 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo" giúp học viên hiểu hơn những quyết định của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn và dài hạn; cách xác định đường cung dài hạn của ngành có chi phí không đổi, chi phí giảm và chi phí tăng; các can thiệp của Chính phủ ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích ròng xã hội. | BÀI 4 THỊTRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO TS. Hoàng Thị Thúy Nga Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Hơn hai thập kỷ qua tuân thủ mô hình kinh tế theo đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế quản lý giá cả và hệ thống giá nói chung giá thóc gạo nói riêng cũng được chuyển từ cơ chế giá hành chính sang cơ chế giá thị trường có sự quản lý của nhà nước. Giá thị trường được xác định là giá cân bằng cung cầu được thiết lập dưới sự tương tác của hai lực cung cầu và luôn vận động theo quy luật tự điều chỉnh. Thị trường là một hệ thống điều tiết nền kinh tế kích thích sản xuất phát triển cả về số lượng và chất lượng. Từ khi hộ gia đình nông dân được công nhận là đơn vị kinh tế tự chủ thì thóc gạo cung ứng ra thị trường do hàng triệu hộ nông sân sản xuất tạo nên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo. 2 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Ở thị trường đó mỗi người sản xuất chỉ cung ứng ra thị trường một khối lượng thóc gạo rất nhỏ so với tổng lượng cung của xã hội mỗi người sản xuất không thể độc quyền được về lượng cung nên họ cũng không độc quyền về giá cả mà phải chấp nhận mức giá hình thành trên thị trường họ tham gia hay rút khỏi thị trường cũng không ảnh hưởng đến mức giá đó hình thành. Đồng thời họ cũng không có vị trí biệt lập trên thị trường bởi người mua có thể tự do lựa chọn người bán mà không cần biết người bán đó là ai loại thóc gạo đó sản xuất ở vùng nào. 1. Những người bán này có tiếp tục thu được lợi nhuận trong dài hạn không Vì sao 3 MỤC TIÊU Giúp học viên hiểu hơn những quyết định của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn và dài hạn. Giúp học viên biết cách xác định đường cung dài hạn của ngành có chi phí không đổi chi phí giảm và chi phí tăng. Giúp học viên hiểu rõ hơn các can thiệp của Chính phủ ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích ròng xã hội. .