Trong nền chung của văn hóa thế giới, hình ảnh con gà hàm chứa những ý nghĩa tâm linh sâu xa, biểu tượng cho mặt trời, khí dương, sự mạnh mẽ, phát triển và phồn thịnh. Đồng thời, nó cũng là trung gian giữa thần linh và con người, có nhiều khả năng gắn với ma thuật như diệt trừ các thế lực của đêm tối, dẫn dắt linh hồn và khả năng tiên tri. | TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH CON GÀ TRONG VĂN HÓA TÂM LINH TS. Lê Thị Thảo1 Tóm tắt Trong nền chung của văn hóa thế giới hình ảnh con gà hàm chứa những ý nghĩa tâm linh sâu xa biểu tượng cho mặt trời khí dương sự mạnh mẽ phát triển và phồn thịnh. Đ ồng thời nó cũng là trung gian giữa thần linh và con người có nhiều khả năng gắn với ma thuật như diệt trừ các thế lực của đêm tối dẫn dắt linh hồn và khả năng tiên tri. Có lẽ do gần gũi với con người và có những phẩm chất mà con người yêu mến nên hình ảnh con gà biểu hiện trong văn hóa tâm linh khá đa dạng ở từng quốc gia tộc người. Ở Việt Nam mặc dù hình ảnh con gà tiếp thu nhiều triết lý Trung Hoa Ấn Độ nhưng lại được biểu hiện một cách hồn nhiên phóng khoáng và hòa đồng gần gũi với tâm thức dân gian người Việt. Từ khóa con gà văn hóa tâm linh biểu tượng. Gà là một trong những loài vật đầu tiên được con người thuần hóa. Ở các nền văn hóa Á Đông gà nằm trong lục súc - 6 con vật nuôi trong nhà hoặc gần nhà. Câu chuyện Lục súc tranh công 12 ẩn chứa nhiều ý nghĩa giáo dục sâu xa nhưng qua đó cũng cho thấy sự quen thuộc và quan trọng của con gà trong đời sống loài người. Bởi vậy con người đã đem những nhận thức mênh mông của mình khoác lên mình nó để con gà trong đời sống tâm linh trở thành hiện thân của những thế lực siêu nhiên ẩn dấu trong nó những niềm tin ước vọng và cả những nỗi sợ hãi của con người. Những nhận thức mang tính biểu tượng đó thường bị chồng lấn dưới nhiều lớp ý nghĩa sâu xa mà đến ngày nay rất cần phải bóc tách giải mã để tiệm cận với lịch sử và văn hóa dân tộc. Các nhà trí thức Việt Nam cũng như Trung Hoa xưa kia về vũ trụ học đã từng liên hệ đến con gà quan niệm trời như lòng trắng trứng gà đất như lòng đỏ trứng gà. Lê Quý Đôn trong tác phẩm Vân đài loại ngữ đã nhắc lại quan điểm trên Bọn Nam Hoài Nhân người Tây D ương làm sách Khôn dư đồ thuyết có nói Đ ất với biển vốn là hình tròn hợp lại làm một quả cầu ở trong thiên cầu thực như quả trứng gà lòng đỏ ở trong lòng trắng trời đã bao bọc đất thì .