Bài viết trình bày các motif trang trí đầy nét kỳ lạ và thần bí, mang đậm sắc thái ảnh hưởng của tôn giáo Trung Quốc trong đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (thế kỷ XIX - XX). | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠO HÌNH ĐỒ ĐỒNG DÂN GIAN VIỆT NAM THỜI NGUYỄN THẾ KỶ XIX - XX TRONG BỐI CẢNH GIAO LƢU VÀ TIẾP BIẾN VỚI ĐỒ ĐỒNG TRUNG QUỐC NCS. Lê Thị Thanh1 Tiếp theo và hết . Các motif trang trí đầy nét kỳ lạ và thần bí mang đậm sắc thái ảnh hưởng của tôn giáo Trung Quốc trong đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn thế kỷ XIX - XX Qua nghiên cứu chúng tôi xác định được 7 dạng thức tạo hình hoa văn trên đồ đồng từ thời nhà Thương đến nhà Chu của Trung Quốc cho thấy sự giao lưu và tiếp biến trong nghệ thuật đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn thế kỷ XIX - XX như sau một là hoa văn Taotie thao thiết hai là hoa văn quỳ long rồng mặt nghiêng ba là hoa văn chim phượng bốn là nhóm hoa văn thiết khúc và hoa văn gợn sóng hoa văn hoàn đới năm là nhóm hoa văn bàn hôi hoa văn lông vũ và hoa văn biến hình sáu là nhóm hoa văn mang phong cách tả thực bảy là hoa văn bằng văn tự. Trong đó tiêu biểu và rõ nét nhất là ở các hoa văn sau Hoa văn Taotie Hoa văn Taotie là dạng hoa văn trên đồ đồng thịnh hành nhất vào thời đại nhà Thương Chu. Tên Taotie được đặt bởi các học giả nhà Tống do dựa theo những ghi chép trong Lã thị Xuân Thu do Lã Bất Vi - thừa tướng nước Tần thời Chiến Quốc sai các môn khách soạn gồm ba phần lớn là Kỷ Lãm Luận. Trong phần Lãm có nói Hoa văn Taotie trên những chiếc bình thời nhà Chu đều có đặc điểm là có đầu mà không có thân . Hoa văn Taotie trên đồ đồng về cơ bản đều đúng như những ghi chép này. Thế nhưng mới đầu hoa văn Taotie xuất hiện trên đồ đồng lại không phải là trên những chiếc đỉnh thời nhà Chu mà là trên những chiếc bình thời nhà Thương khác biệt về thời gian là vài trăm năm. Hơn thế trong hoa văn Taotie ngoài hình ảnh những động vật kỳ lạ chỉ thấy đầu mà không thấy thân cũng có không ít hoa văn có thân móng vuốt và đuôi. Chính vì vậy sau này cũng có nhiều người chủ trương gọi những hoa văn này là hoa văn mặt thú thế nhưng đa số mọi người vẫn thích sử dụng thuật ngữ hoa văn Taotie vì nó mang đầy sắc thái thần bí. Đặc trưng cơ bản của hoa .