Núi và chùa Am Các là một quần thể di tích - danh thắng độc đáo ở vùng đất phía Nam tỉnh Thanh Hóa. Cho đến nay, do sự hủy hoại của thiên nhiên và biến động lịch sử, các kiến trúc cổ của ngôi chùa không còn. Tuy nhiên, núi và chùa Am Các vẫn ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử - văn hóa bước đầu được khẳng định qua các đợt khảo sát, nghiên cứu, khai quật khảo cổ học và vô số hiện vật còn lại. | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHÙA AM CÁC HUYỆN TĨNH GIA TỈNH THANH HÓA Phạm Tấn Trần Văn Thức2 Tóm tắt Núi và chùa Am Các là một quần thể di tích - danh thắng độc đáo ở vùng đất phía Nam tỉnh Thanh Hóa. Cho đến nay do sự hủy hoại của thiên nhiên và biến động lịch sử các kiến trúc cổ của ngôi chùa không còn. Tuy nhiên núi và chùa Am Các vẫn ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử - văn hóa bước đầu được khẳng định qua các đợt khảo sát nghiên cứu khai quật khảo cổ học và vô số hiện vật còn lại. Nếu biết khai thác Núi và chùa Am Các có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sẽ trở thành một điểm du lịch tâm linh du lịch sinh thái lớn không chỉ của xứ Thanh mà của cả nước. Từ khóa Núi và chùa Am Các giá trị văn hóa - lịch sử phát triển du lịch. Từ xưa núi Am Các đã được liệt vào hàng danh sơn của xứ Thanh nước Việt. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn đã ghi chép cụ thể như sau Núi Am Các Ở xã An Sơn cách huyện Ngọc Sơn 18 dặm về phía Tây Bắc hình núi quanh co có chín ngọn rất cao sản ra thứ trúc hoa nhân dân hay trồng chè cũng được nhiều lời 3. Tiếp đó sách Đồng Khánh địa dư chí 1886 - 1888 cũng chép tương tự Núi Am Các Ở phía Tây Bắc huyện hạt. Thế núi cong phẳng có 9 đỉnh nhô cao. Trên núi có loài tre hoa dân chúng thì phần nhiều trồng nghề chè xanh 4. Đây là một dãy núi lớn rất bề thế chạy dài theo hướng từ Tây Bắc đến Đông Nam qua các xã Phú Lâm Phú Sơn Nguyên Bình Định Hải và Các Sơn thuộc vùng đất trung du bán sơn địa phía Tây huyện Tĩnh Gia ngày nay . Dãy núi dài gần 20km riêng phần núi có ngôi chùa cổ mà dân địa phương vẫn gọi là chùa Am Các thuộc về địa phận của xã Định Hải. Vùng đất này ở thời cuối Lê đầu Nguyễn thuộc tổng Vân Trường huyện Ngọc Sơn phủ Tĩnh Gia còn ở thời Đồng Khánh 1886 - 1888 gần cuối thời Nguyễn thuộc về xã Yên Thái tổng Yên Thái huyện Ngọc Sơn phủ Tĩnh Gia. Từ cuối năm 1953 đến nay vùng núi có chùa Am Các mới ổn định trong địa bàn của xã Định Hải huyện Tĩnh Gia. Ở thời Đồng Khánh 1886 - 1888 xã .