Bước đầu khảo cứu tấm bia ghi chép về nhân vật Trịnh Quý tốn thời Hậu Lê

Bia ký thời Hậu Lê đến nay nằm rải rác trong các địa phương ở Thanh Hóa với số lượng tương đối, tập trung chủ yếu ở vùng Lam Sơn và phổ biến là bia ký liên quan đến các vua và hoàng tộc. | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI BƢỚC ĐẦU KHẢO CỨU TẤM BIA GHI CHÉP VỀ NHÂN VẬT TRỊNH QUÝ TỐN THỜI HẬU LÊ Trịnh Duy Tuân1 Tóm tắt Bia ký thời Hậu Lê đến nay nằm rải rác trong các địa phương ở Thanh Hóa với số lượng tương đối tập trung chủ yếu ở vùng Lam Sơn và phổ biến là bia ký liên quan đến các vua và hoàng tộc. Tuy nhiên mặc dù các bia ghi chép về công nghiệp một số tướng lĩnh quan lại của thời kỳ này còn khá khiêm tốn nhưng tính giá trị về tư liệu lịch sử cũng như cuộc đời của nhân vật giúp cho chúng ta có thêm những thông tin bổ ích để hình dung rõ hơn về đời sống chính trị - xã hội gắn với một thời kỳ lịch sử và tấm bia về Trịnh Quý Tốn mới vừa được phát hiện thời gian gần đây cho phép ta sáng tỏ thêm về gia thế của một gia tộc công thần khai quốc. Từ khóa Khảo cứu bia ký Trịnh Quý Tốn thời Hậu Lê 1. Vài vấn đề về văn bia thời Hậu Lê ở Thanh Hóa Trong số các loại hình di vật văn hóa thì bia ký là một loại hình khá độc đáo. Đây là một loại hình ghi văn tự dưới dạng chữ viết được khắc chạm trên đá. Bởi tính chất bền vững của vật liệu cũng như mục đích ghi chép tư liệu mà cho đến ngày nay văn bia đã trở thành những nguồn sử liệu đáng giá có tác dụng bổ khuyến thông tin cho sử học rất cao. Trong những năm gần đây văn bia Việt Nam nói chung và văn bia ở Thanh Hóa cũng đã được giới khoa học xã hội trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu khai thác ở nhiều lĩnh vực nhằm cung cấp những thông tin bổ ích còn tiềm ẩn trong kho tư liệu quý giá này. Cho đến nay Thanh Hóa là một trong số ít những địa phương trong nước còn lại hệ thống văn bia với số lượng lớn và có sự đa dạng về thể loại cũng như phong phú về mặt nội dung. Từ những bia đá được giới sử học công nhận vào dạng sớm nhất Việt Nam như Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An Đạo tràng chi bi văn có niên đại vào thế kỷ thứ VII tại Đồng Pho làng Trường Xuân xã Đông Ninh Đông Sơn 2 ở thời kỳ Bắc Thuộc các bia Ma-Nhai khắc trên vách động hang đá ở thời Lý- Trần cho đến các bia thời Lê Sơ được xếp vào hàng chuẩn mực về phong cách nghệ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.