Bài viết trình bày các phân tích đánh giá một số hướng tiếp cận ứng dụng điều khiển trượt để tổng hợp điều khiển hệ phi tuyến, bất định và có nhiễu: điều khiển trượt đầu cuối (TSMC), điều khiển trượt đầu cuối không kỳ dị (NTSMC), điều khiển trượt đầu cuối nhanh không kỳ dị (NFTSMC), đề xuất cải tiến mặt trượt có sự tham gia của đánh giá nhiễu không thuộc không gian điều khiển (mismatched uncertainty) và xây dựng mặt trượt phân tầng cho hệ phi tuyến bậc cao; xây dựng mô hình mô phỏng trong matlabsimulink để kiểm chứng. | Kỹ thuật điều khiển amp Điện tử ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN TRƯỢT NÂNG CAO TRONG CÁC HỆ PHI TUYẾN BẬC CAO CÓ YẾU TỐ BẤT ĐỊNH VÀ NHIỄU TÁC ĐỘNG Trịnh Anh Văn1 Nguyễn Quang Hùng1 Nguyễn Thanh Tiên2 Lê Văn Duyên3 Tóm tắt Bài báo trình bày các phân tích đánh giá một số hướng tiếp cận ứng dụng điều khiển trượt để tổng hợp điều khiển hệ phi tuyến bất định và có nhiễu điều khiển trượt đầu cuối TSMC điều khiển trượt đầu cuối không kỳ dị NTSMC điều khiển trượt đầu cuối nhanh không kỳ dị NFTSMC đề xuất cải tiến mặt trượt có sự tham gia của đánh giá nhiễu không thuộc không gian điều khiển mismatched uncertainty và xây dựng mặt trượt phân tầng cho hệ phi tuyến bậc cao xây dựng mô hình mô phỏng trong matlab- simulink để kiểm chứng. Từ khóa Điều khiển trượt kinh điển Mặt trượt Tính bền vững. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Điều khiển chế độ trượt và hệ thống điều khiển có cấu trúc thay đổi đã được nghiên cứu từ những năm 1950 với các công trình của các nhà khoa học người Nga và các nước phát triển dựa trên cơ sở toán học về lý thuyết phương trình vi phân có vế phải gián đoạn. Cho đến nay trải qua nhiều giai đoạn phát triển bổ sung và hoàn thiện điều khiển chế độ trượt đã trở thành một phương pháp tiến cận để tổng hợp điều khiển có tính kháng nhiễu và bền vững với các thành phần biến thiên bất định 2 4 . Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp điều khiển này là hiện tượng dao động trên mặt trượt và vấn đề thời gian chuyển động từ trạng thái ban đầu của hệ thống tiệm cận về mặt trượt Pha tiếp cận về mặt trượt và thời gian hội tụ về điểm cân bằng Pha duy trì trên mặt trượt và ổn định tại điểm cân bằng . Các nghiên cứu 1 4 đã đề xuất xây dựng mặt trượt dạng phi tuyến có thể được hiểu là uốn cong đường trượt để giảm thời gian của pha tiếp cận và đồng thời với nó là giảm dao động trên mặt trượt bằng cách điều chỉnh hệ số của thành phần điều khiển gián đoạn. Trong các nghiên cứu 1 3 các tác giả đưa ra cách tiếp cận đánh giá thành phần bất định để xây dựng thành phần điều khiển tương đương. Trong thực tế tồn tại .