Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh học bài, hiểu bài dễ dàng và biến môn Ngữ văn trở thành một “niềm vui” với các em, giúp các em yêu thích môn học hơn và hơn hết là để các em không bao giờ phải trải qua những tiết học nhàm chán, buồn tẻ mà trong đó các em hoàn toàn bị thụ động trong việc tiếp thu và lĩnh hội tri thức, còn giáo viên cũng tránh được việc lên lớp nhưng nhiều khi chỉ có mình độc thoại với chính mình. | Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 9 1Nguyễn Thị Thùy Dung THCS Lê Đình Chinh Krông Ana Đắk Lắk Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 9 PHẦN I. MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Luận ngữ có câu Biết mà học không bằng thích mà học thích mà học không bằng say mà học . Yếu tố cảm xúc say mê chính là động lực để con người hướng đến tình yêu đích thực của mình nó cũng là một trong những động lực thúc đẩy và nuôi dưỡng sự cố gắng nỗ lực học tập không ngừng của mỗi chúng ta. Với vai trò là người tổ chức hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh hơn ai hết người giáo viên cần phải nghiên cứu phải tìm và phải biết tiếp cận với cái mới trên cơ sở kế thừa cái hay cái đẹp của cái cũ để phát huy tính tích cực sáng tạo của người học tạo hứng thú hưng phấn khơi gợi niềm đam mê học tập của học sinh. Đặc biệt đối với môn Ngữ văn cấp THCS để làm được điều đó là cả một quá trình. Hiện nay một trong những vấn đề nhiều giáo viên băn khoăn trăn trở là tình trạng học sinh chán học Văn quay lưng lại với môn Văn cũng như các bộ môn khoa học xã hội khác. Với nhiều học sinh giờ học Văn chỉ quanh quẩn trong vài hoạt động nhàm chán đọc nghe chép bài học thuộc trả bài. Cách dạy Văn học Văn như thế khiến học sinh cảm thấy giờ Văn nặng nề nhàm chán và dễ gây buồn ngủ. Trên thực tế khi đi dự giờ đồng nghiệp tôi đã thấy không ít trường hợp học sinh ngáp ngắn ngáp dài thậm chí ngủ gật trong giờ Văn. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu Lỗi ở trò ở thầy hay chương trình và sách giáo khoa chưa đủ sức hấp dẫn Trên thực tế ta có thể thấy rằng dạy Văn nhọc nhằn vất vả nhưng không phải vì thế mà thiếu vắng những thầy cô tâm huyết với nghề luôn có ý thức trau dồi tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và truyền lại những kinh nghiệm ấy cho bạn bè đồng nghiệp. Một người thầy tâm huyết là người luôn luôn không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức cho bản thân để mang lại những giờ lên lớp hiệu quả. Một trong những điều mà thầy