Khi nghiên cứu vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm cấp THCS tôi muốn trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp làm công tác chủ nhiệm một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp đồng thời giúp đỡ học sinh của mình tự chủ trong mọi hoạt động của bản thân và phát huy hơn nữa tính tự quản của bản thân trong giai đoạn phát triển mạnh về tâm lý cũng như sinh lý. | Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Lý do lý luận Nếu các giáo viên bộ môn có nhiệm vụ thông qua dạy chữ để làm người thì ngược lại giáo viên chủ nhiệm lại thông qua việc dạy các em làm người để học tốt chữ. Chúng ta đang sống và làm việc ở thế kỷ XXI hiện đại văn minh cùng sự hòa nhập với cộng đồng thế giới vì vậy bản thân không thể là con người thụ động ngoan ngoãn chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc mà thực sự phải là người biết làm chủ được bản thân ý thức được việc mình làm làm việc chủ động sáng tạo theo ý bản thân sao cho có hiệu quả phù hợp nhất với lợi ích cộng đồng. Một lớp người tương lai như vậy sẽ không thể hình thành nếu chúng ta không biết tạo ra cơ hội để nó được tập dược rèn luyện tính tự giác tự quản năng động tự sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Lý do thực tiễn Là một giáo viên chủ nhiệm ngoài quản lí giáo dục học sinh lớp mình chúng tôi còn đảm nhận rất nhiều công việc khác như soạn giảng theo đặc thù và tính đổi mới của từng bộ môn tư vấn học đường. nên việc lúc nào cũng theo dõi luôn luôn sát cánh cùng học sinh lớp mình chủ nhiệm trong tất cả các hoạt động mọi nơi mọi lúc là một điều khó có thể. Vậy làm thế nào để tiêu tốn thời gian không nhiều mà lớp chủ nhiệm vẫn đạt chất lượng toàn diện bền vững đích thực. Để giải quyết mâu thuẫn này người giáo viên chủ nhiệm chỉ có con đường ngắn nhất là xây dựng những biện pháp nhằm phát huy tính tự quản của từng học sinh hướng đến xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp trở thành cánh tay đắc lực của giáo viên chủ nhiệm. Đối tượng nghiên cứu Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm 7A1 tại trường THCS Buôn Trấp. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về công tác chủ nhiệm của giáo viên THCS cụ thể là đối tượng học sinh lớp 7A1 tại trường THCS Buôn Trấp năm học 2017 2018. 1 Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm .