Sáng kiến đánh giá đúng thực trạng chất lượng kỹ năng sống của học sinh lớp Một dân tộc thiểu số trường Tiểu học Võ Thị Sáu thời gian qua; rút ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và nêu lên giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong thời gian tới. Giúp giáo viên nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống, đưa ra giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng kỹ năng sống cho học sinh. | Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu Phần thứ nhất MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo con người phát triển toàn diện về đạo đức trí thức sức khỏe thẩm mỹ và hình thành bồi dưỡng nhân cách phẩm chất năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết phù hợp với mục tiêu giáo dục nhằm góp phần đào tạo con người mới với đầy đủ các mặt đức trí thể mỹ để học sinh được phát triển toàn diện. Cũng như Bác Hồ từng nói Có tài mà không có đức là vô dụng Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó . Chúng ta không chỉ phải dạy kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn hết là dạy người dạy cách làm người những con người đáp ứng đầy đủ những tố chất hiện đại năng động hoạt bát thích nghi tốt ứng phó nhanh trong mọi tình huống nhưng không đánh mất đi phẩm chất đạo đức giá trị nhân văn tốt đẹp bản sắc văn hóa của con người Việt Nam. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nhằm đạt mục tiêu trang bị những kiến thức giá trị thái độ kĩ năng phù hợp tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ sử dụng quyền bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất trí tuệ tinh thần đạo đức. Một trong những tiêu chí được nêu trong Chỉ thị số 40 2008 CT BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố. Đặc biệt đối với học sinh lớp Một là lớp học đầu tiên của bậc Tiểu học. Các em vừa bước qua ngưỡng cửa của trường Mầm Non vừa chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Môi trường thay đổi hoạt động thay đổi và kéo theo nhiều sự thay đổi lớn trong các em. Phần lớn các em chưa biết ứng xử với mọi người xung quanh chưa biết tự tin trước đám đông lúng túng khi gặp tình huống .