Phần 5 “Cũng hơn 9h tối ngày 11/10, Chử Văn Quang rời khỏi ký túc xá, sau đó không ai còn trông thấy cậu ta nữa.” “Ngày Thi Thi bị hại!” “Không sai, trong ký túc xá không phát hiện được bất cứ dấu vết nào chứng tỏ cậu ta đi xa, tất cả đồ đạc đều còn nguyên. Anh có manh mối gì khác không? Ví dụ như, có ai có mâu thuẫn với cậu ta, gần đây tâm trạng cậu ta có gì không ổn định ” . | Du Thư Lượng nói: “Trí nhớ của cậu cũng không tệ. Frankl là một nhà tâm lý học người Do Thái, đã từng chờ chết trong trại tập trung của Đức Quốc xã, tận mắt chứng kiến nhiều cái chết và sự đấu tranh sinh tồn. Trong trại tập trung, một số người rất có sức chịu đựng, cũng có một số người cả tinh thần và sức lực đều kiệt quệ, không thể sống sót để nhìn thấy được giải phóng. Ông vì ôm hy vọng được đoàn tụ với gia đình và người vợ mới cưới, cùng với tâm nguyện hoàn thành quyển sách nghiên cứu tâm lý của mình, nên mới có thể kiên cường vượt qua được cuộc sống khổ cực trong trại tập trung, nhưng cuối cùng mới biết, vợ ông và cha mẹ, anh em, đều bị thảm sát trong một trại tập trung khác. Nhưng cũng vì vậy mà ông sáng tạo ra Liệu pháp chủ nghĩa tồn tại và Liệu pháp ý nghĩa, ông cho rằng con người dù có gian khổ như thế nào, dù sống trong xiềng xích đi nữa, ít nhất cũng giữ được quyền tự do lựa chọn, lựa chọn ý nghĩa sinh tồn cho riêng giống như ông ta khi còn ở trong trại tập trung, tuy là bị tước đoạt tự do, nhưng tinh thần vẫn còn tự do, vẫn có thể lựa chọn sự tồn tại của bản thân và ý nghĩa của sự lạc quan. Nếu như tinh thần của một người không thể có được sự tự do, chính là biểu hiện của vấn đề tâm lý và vấn đề tinh thần. Mà nếu như một người tin vào thuyết vận mệnh quyết định, cũng tức là, tinh thần của anh ta sẽ chịu sự trói buộc, không thể tự do lựa chọn ý nghĩa sinh tồn”. Du Thư Lượng chăm chú quan sát đôi mắt của Quan Kiện, tin rằng phán đoán của mình nhất định không sai, đây là một chàng trai có ngộ tính (hiểu biết).