Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ các quy định cả lý luận và thực tiễn về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước; thực trạng pháp luật và xây dựng phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp tác lao động với nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. | BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TỐNG VĂN BĂNG VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI THEO HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC LAO ĐỘNG GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành LUẬT QUỐC TẾ Mã số 9 38 01 08 LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học 1. TS. Vũ Đức Long 2. TS. Trần Minh Ngọc HÀ NỘI 2020 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học 1. TS. Vũ Đức Long 2. TS. Trần Minh Ngọc Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội vào hồi .giờ .ngày . tháng .năm . Có thể tìm hiểu luận án tại 1 Thư viện Quốc gia 2 Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Tống Văn Băng 2020 Lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài - thực trạng và giải pháp khắc phục những hạn chế yếu kém Tạp chí Giáo dục và xã hội Số 113 174 Tháng 8 2020 . 2. Tống Văn Băng 2020 Vấn đề thực thi các cam kết về lao động của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ chí Nghề luật số Tháng 9 2020 . 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày nay di cư quốc tế đã trở thành một trong số những vấn đề lớn của thời đại. Đã có nhiều cơ chế bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp đối với người lao động nước ngoài. Trong khuôn khổ của Tổ chức Lao động quốc tế International Labour Organization - ILO đã ký kết nhiều công ước như Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của lao động di trú và thành viên của gia đình họ Công ước về di cư để làm việc Công ước về quyền tự do lập hội và quyền được các tổ chức bảo vệ Công ước lao động hàng hải Công ước về tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể Công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức Cùng với các quan hệ xã hội khác quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài được hình thành và phát triển là một thực tế khách quan thể hiện nhu cầu giao lưu dân sự giữa các cá nhân pháp nhân trong xã .