Đề tài "Những thách thức và cơ hội đối với ngành Dệt - May khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới"

Tham khảo luận văn - đề án đề tài "những thách thức và cơ hội đối với ngành dệt - may khi việt nam tham gia tổ chức thương mại thế giới" , luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Hiện nay, các nước xuất khẩu chủ yếu hàng dệt may vào thị trường nhóm nước phát triển là các nước và lãnh thổ châu á như : Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hongkong, Indonesia. Đây cũng là khu vực xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng dệt may. Tuy nhiên, nếu xét về chủng loại hàng cụ thể mà Việt Nam hiện đang trực tiếp xuất sang các thị trường Bắc Mỹ, EU và Nhật Bản thì đối thủ mạnh nhất của Việt Nam hiện nay vẫn là Trung Quốc. Đó không chỉ là đối thủ cạnh tranh trên thị trường Bắc Mỹ mà ngay cả ở thị trường nội địa các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải dè chừng. Hàng xuất khẩu của Trung Quốc vượt trội so với hàng Việt Nam kể cả về mức kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tính trên đầu người. Năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc hơn hẳn Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, Trung Quốc tiến hành công nghiệp hoá trước Việt Nam và họ bắt đầu tham gia xuất khẩu hàng dệt may công nghiệp ít nhất trước chúng ta một thập kỷ. Thứ hai, Trung Quốc gia nhập WTO nên được hưởng thuế suất tối huệ quốc MFN, mặt khác, hạn ngạch xuất khẩu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc hơn. Thứ ba, Trung Quốc được hưởng những ưu thế đặc biệt do sự có mặt của Hongkong và Đài Loan. Thứ tư, Trung Quốc còn có lợi thế hơn Việt Nam. Bởi lẽ, giá tiêu dùng trong nước thấp hơn giá quốc tế. Trên thực tế, chi phí sản xuất hàng dệt may của Trung Quốc thấp hơn Việt Nam. Ngoài ra các chi phí về thuế cũng thấp hơn, nguồn vốn cung trong nước về nguyên liệu cũng dồi dào hơn, môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.