Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở Tam Khương, Đống Đa, Hà Nội năm 2014

Đề tài “Thực trạng sức khỏe tâm thần và các yếu tố liên quan của học sinh trường Trung học cơ sở Tam Khương, Đống Đa, Hà Nội năm 2014” được thực hiện nhằm 2 mục tiêu: Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần (SKTT) của học sinh và xác định một số yếu tố liên quan. | THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TAM KHƯƠNG ĐỐNG ĐA HÀ NỘI NĂM 2014 BS. Đào Thị Tuyết Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương Tóm tắt nghiên cứu Đề tài Thực trạng sức khỏe tâm thần và các yếu tố liên quan của học sinh trường Trung học cơ sở Tam Khương Đống Đa Hà Nội năm 2014 được thực hiện nhằm 2 mục tiêu mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần SKTT của học sinh và xác định một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thiết kế cắt ngang có phân tích với công cụ là phiếu điều tra đã được thiết kế sẵn bao gồm thang đo SDQ25 đánh giá thực trạng SKTT và bảng tìm hiểu các yếu tố liên quan với SKTT. Đối tượng nghiên cứu là 224 học sinh thuộc 4 khối lớp. Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 2014 đến tháng 6 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ học sinh có vấn đề SKTT là 21 9 15 2 có vấn đề cảm xúc 17 4 có vấn đề hành vi 12 9 có vấn đề tăng động giảm chú ý 27 7 có vấn đề nhóm bạn và 19 2 có vấn đề kỹ năng tiền xã hội. Kết quả này tương đồng với các kết quả của các nghiên cứu tương tự. Yếu tố liên quan với SKTT học sinh được xác định trong nghiên cứu này là bạo lực học đường. Khi bạo lực học đường tăng lên thì nguy cơ có vấn đề SKTT tăng lên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất một vài khuyến nghị để giảm thiểu bạo lực học đường cải thiện SKTT cho học sinh. 1. Đặt vấn đề Theo điều tra ở các nước trong khu vực và trên thế giới trung bình khoảng 20 trẻ em bị tổn thương SKTT dưới nhiều hình thức khác nhau. Tại Việt Nam báo động về bệnh trầm cảm lo âu căng thẳng thần kinh khủng hoảng tâm lý ở trẻ em đang có xu hướng tăng mạnh. Kết quả nghiên cứu của Đặng Hoàng Minh và cộng sự năm 2012 cho biết có từ 12-13 trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 6-16 gặp phải những vấn đề SKTT một cách rõ rệt. Học sinh THCS ở lứa tuổi 11-15 là lứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm sinh lý. Chương trình học quá tải thiếu các hoạt động tập thể sinh động thiếu sự cảm thông và giúp đỡ của thầy cô khiến trẻ nhanh mệt mỏi mất hứng thú

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.