Suy thận mạn là hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính, hậu quả làm giảm sút từ từ chức năng thận dẫn tới nồng độ ure và creatinin máu tăng cao. Bài viết trình bày xác định tỉ lệ một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu định kỳ tại bệnh viện. | Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2018 KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN LỌC MÁU ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH AN GIANG NĂM 2018 . Nguyễn Thị Bích Thủy CNĐD. Đỗ Thị Diễm Ngọc ĐD. Nguyễn Thị Khánh Ny ĐD. Hồ Lê Hồng TÓM TẮT Mục tiêu Xác định tỉ lệ một số đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng trên bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu định kỳ tại bệnh viện. Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang Kết quả Mẫu nghiên cứu có 51 bệnh nhân nam 64 7 nữ 35 3 tuổi từ 18 đến 72 trung bình 49 tuổi. Thời gian lọc máu dài nhất 96 tháng 8 năm trung bình 38 tháng gt 3 năm . Các triệu chứng lâm sàng thường gặp mất ngủ 49 0 ngứa da 39 2 mệt mỏi 37 3 rối loạn tiêu hóa 23 5 phù 25 5 do chưa kiểm soát được chế độ ăn uống phù hợp sạm da hoặc tổn thương da 52 9 . Tăng huyết áp chưa kiểm soát 43 13 . Tỉ lệ bệnh nhân còn thiếu máu 45 09 . Giảm natri máu 17 64 và tăng kali máu 39 21 . Kết luận Qua nghiên cứu 51 bệnh nhân lọc máu định kỳ tại bệnh viện cho thấy thời gian sống của bệnh nhân tính đến thời điểm nghiên cứu đã được kéo dài thêm 8 năm trung bình cũng được hơn 3 năm. Bên cạnh đó vẫn còn một số đặc điểm như mất ngủ ngứa da cũng làm cho bênh nhân không thoải mái trong cuộc sống. Một số bệnh nhân chưa kiểm soát được tăng huyết áp thiếu máu cần có biện pháp điều trị tốt hơn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy thận mạn là hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính hậu quả làm giảm sút từ từ chức năng thận dẫn tới nồng độ ure và creatinin máu tăng cao. Khi mức lọc cầu thận giảm dưới 60 ml phút là bắt đầu có suy thận và khi giảm dưới 15 ml phút dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối. Trên thế giới bệnh nhân suy thận mạn ngày càng gia tăng. Fish và cộng sự 2000 thống kê ở Mỹ tỷ lệ suy thận mạn đã tăng gần 8 trong 1 năm 3 . Ở Nhật Bản số ca suy thận mạn vào năm 2005. Việt Nam có rất ít nghiên cứu về số lượng bệnh nhân suy thận mạn. Ngày nay mặc dù y học đã có nhiều thành tựu trong chẩn đoán kiểm soát theo dõi và điều trị sớm bệnh