Suy hô hấp (SHH) cấp là một tình trạng bệnh lý rất thường gặp tại khoa cấp cứu-hồi sức (trên 50%) cũng như tại các khoa lâm sàng. Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả bước đầu ứng dụng thông khí hai mức áp lực dương không xâm lấn trong điều trị suy hô hấp cấp tại ICU Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tỉnh An Giang. | Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG THÔNG KHÍ HAI MỨC ÁP LỰC DƢƠNG KHÔNG XÂM LẤN BiPAP TRONG ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP CẤP TẠI ICU BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH AN GIANG Nguyễn Thị Trà My Trần Bửu Thọ Hồ Minh Châu Võ Thị Bạch Yến I. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy hô hấp SHH cấp là một tình trạng bệnh lý rất thƣờng gặp tại khoa cấp cứu-hồi sức trên 50 cũng nhƣ tại các khoa lâm sàng. Có nhiều nguyên nhân gây SHH cấp và vấn đề điều trị còn gặp khó khăn với tỷ lệ tử vong cao có thể đến 35-40 . Ngoài điều trị nguyên nhân gây SHH cấp là chủ yếu thì biện pháp điều trị hỗ trợ bằng thông khì cơ học thở máy trong điều trị SHH cấp cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Cho đến nay thở máy qua ống nội khí quản NKQ vẫn đƣợc coi là biện pháp hỗ trợ hô hấp cơ bản nhất. Mặc dù vậy nhƣng lại có nhiều nguy cơ biến chứng liên quan đến thở máy viêm phổi khàn giọng khó nuốt bệnh nhân khó dung nạp khó cai máy thở . Trong khi đó thông khì áp lực dƣơng không xâm lấn giúp làm giảm các biến chứng này. Ngày nay chúng ta có thể dùng máy thở với nhiều thông số kỹ thuật khác nhau giúp cho việc thở máy không xâm lấn ngày càng trở nên an toàn và đạt hiệu quả cao. Một số nghiên cứu tiến hành tại khoa hồi sức đã cho thấy thở máy không xâm lấn có hiệu quả làm giảm tỷ lệ phải đặt NKQ giảm tỷ lệ tử vong khi áp dụng cho bệnh nhân suy hô hấp cấp do đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phù phổi cấp huyết động viêm phổi cộng đồng Gần đây Khoa ICU của chúng tôi đƣợc trang bị thêm một số máy thở có thể làm tốt những vấn đề trên mang lại lợi ích cho bệnh nhân. Và chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu với mục tiêu sau MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả bƣớc đầu ứng dụng thông khí hai mức áp lực dƣơng không xâm lấn trong điều trị suy hô hấp cấp tại ICU Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tỉnh An Giang. Mục tiêu chuyên biệt 1. Đánh giá sự cải thiện lâm sàng thở BiPAP. 2. Đánh giá sự cải thiện khì máu động mạch. 3. Tỷ lệ thành công của BiPAP. II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu Tất