Đánh giá hiệu quả kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang

Kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai đã được chứng minh là có lợi trong việc giảm nhiễm khuẩn sau mổ ở những trường hợp có nguy cơ cao (chuyển dạ sau khi vỡ ối), hoặc nguy cơ thấp (chưa chuyển dạ và còn màng ối). Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả và mức độ an toàn của việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai bằng Cefazolin 2gram TMC trước rạch da 30 phút. | Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH AN GIANG Bs Trịnh Thanh Nhung Bs Phạm Hồng Loan Bs Nguyễn Hoàng Huy Ys Dƣơng Thị Chuộng TÓM TẮT Đặt vấn đề Kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai đã đƣợc chứng minh là có lợi trong việc giảm nhiễm khuẩn sau mổ ở những trƣờng hợp có nguy cơ cao chuyển dạ sau khi vỡ ối hoặc nguy cơ thấp chƣa chuyển dạ và còn màng ối . Một liều duy nhất kháng sinh trƣớc khi rạch da đƣợc nhiều nơi nghiên cứu và có hiệu quả tốt hơn nhiều liều kháng sinh đƣợc tiêm sau khi phẫu thuật. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tiết kiệm đƣợc chi phí. Mục tiêu Đánh giá hiệu quả và mức độ an toàn của việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai bằng Cefazolin 2gram TMC trƣớc rạch da 30 phút. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang 198 bệnh nhân BN trong đó có 99 BN đƣợc dùng kháng sinh dự phòng để phòng ngừa nhiễm khuẩn trong mổ lấy thai từ tháng 04 2016 đến 9 2016 tại Khoa sản - Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh AG. Kết quả Tuổi trung bình 29 26 tuổi thấp nhất 15 cao nhất 46 tuổi nhóm tuổi nhiều nhất là 18-35 tuổi sanh còn lần 2 trở lên 76 3 tuổi thai 37-40 tuần chiếm 95 5 chỉ định mổ lấy thai do vết mổ cũ 75 7 ngôi thai chủ yếu là ngôi đầu 89 8 không có sự khác biệt về tình trạng nhiễm trùng vết mổ khi sử dụng kháng sinh dự phòng so với sử dụng kháng sinh điều trị nhóm sử dụng kháng sinh sự phòng có thời gian nằm viện ngắn hơn 5 ngày so với 7 03 ngày của nhóm kháng sinh điều trị chi phì điều trị cũng giảm nhiều so với nhóm kháng sinh điều trị ngàn đồng so với 4 438 ngàn đồng Kết luận Sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai là cần thiết và cần đƣợc tiếp tục triển khai ví đem lại mức độ an toàn về nhiễm khuẩn sau mổ và chi phì điều trị thấp hơn nhiều so với sử dụng kháng sinh điều trị thông thƣờng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn sau mổ là một vấn đề quan trọng rất đƣợc quan tâm trong phẫu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.