Lĩnh vực điều khiển tự động nghiên cứu những nguyên tắc và phương pháp trong thiết kế các hệ thống kỹ thuật để đảm bảo được các tính năng như yêu cầu bằng cách tự động thích ứng với các thay đổi của hệ cũng như của môi trường xung quanh. 1. Lịch sử phát triển Lý thuyết điều khiển tự động đã phát triển qua 3 giai đoạn chính. | Bài 2 Điều khiển tự động hóa - hôm nay và ngày mai Lĩnh vực điều khiển tự động nghiên cứu những nguyên tắc và phương pháp trong thiết kế các hệ thống kỹ thuật để đảm bảo được các tính năng như yêu cầu bằng cách tự động thích ứng với các thay đổi của hệ cũng như của môi trường xung quanh. 1. Lịch sử phát triển Lý thuyết điều khiển tự động đã phát triển qua 3 giai đoạn chính. Giai đoạn 1 Cho đến những năm 1940. Trong giai đoạn này cơ sở lý thuyết điều khiển tự động được hình thành. Khi đó các phương pháp khảo sát hệ một đầu vào một đầu ra - SISO như Hàm truyền và biểu đồ Bode để khảo sát đáp ứng tần số và ổn định biểu đồ Nyquist và dự trữ độ lợi pha để phân tích tính ổn định của hệ kín. Vào cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950 phương pháp đồ thị nghiệm của Evans đã được hoàn thiện. Giai đoạn này được coi là điều khiển cổ điển . Giai đoạn 2 Xung quanh những năm 1960 là giai đoạn phát triển của kỹ thuật điều khiển được gọi là điều khiển hiện đại Modern Control . Hệ kỹ thuật ngày càng trở nên phức tạp có nhiều đầu vào nhiều đầu ra - MIMO . Để mô hình hóa hệ thuộc dạng này phải cần đến tập các phương trình mô tả mối liên quan giữa các trạng thái của hệ. Và phương pháp điều khiển bằng biến trạng thái được hình thành. Cũng trong thời gian này lý thuyết điều khiển tối ưu có những bước phát triển lớn dựa trên nền tảng nguyên lý cực đại của Pontryagin và lập trình động lực học của Bellman. Đồng thời lọc Kalman được hoàn thiện và nhanh chóng trở thành công cụ chuẩn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực để ước lượng trạng thái bên trong của hệ từ tập nhỏ các tín hiệu đo được. Giai đoạn 3 Giai đoạn điều khiển bền vững hệ đa biến được bắt đầu từ những năm 1980. ứng dụng những thành tựu của toán học các nghiên cứu về điều khiển đã đưa ra được các phương pháp thiết kế bộ điều khiển để một hệ kỹ thuật vẫn đảm bảo được các tính năng sử dụng khi có tác động của nhiễu và sai số. Trong hai thập kỷ cuối nhiều nhánh mới về điều khiển cũng đã hình thành đó là thích nghi phi tuyến hổn hợp