Bài viết đưa ra cơ sở khoa học và phương thức phối hợp vận hành nhằm nâng cao khả năng phát điện cho các nhà máy thủy điện bậc thang, góp phần giảm chi phí mua điện nguồn khác. Nghiên cứu được áp dụng tính toán cho hai nhà máy thủy điện bậc thang trên sông Sê San. Những kết quả thu được đã cho thấy tính hiệu quả của phương pháp đưa ra so với vận hành thực. | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP VẬN HÀNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẬC THANG Hoàng Công Tuấn Phan Trần Hồng Long Trường Đại học Thủy lợi Tóm tắt Tại Việt Nam đến nay hầu hết các dự án thủy điện đã được khai thác. Nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao. Nguồn nhiệt điện phát triển nhanh gây ảnh hưởng đến môi trường và an ninh năng lượng. Sự phát triển nóng của các nguồn điện mặt trời và điện gió làm cơ cấu nguồn điện thay đổi với tỷ trọng thủy điện ngày càng giảm. Mặt khác phụ tải điện thay đổi không theo dự báo trước đây mà theo hướng bất lợi cho thủy điện và việc huy động nguồn. Thị trường điện vận hành theo cơ chế cạnh tranh. Do đó cần có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nguồn thủy điện. Bài báo đưa ra cơ sở khoa học và phương thức phối hợp vận hành nhằm nâng cao khả năng phát điện cho các nhà máy thủy điện bậc thang góp phần giảm chi phí mua điện nguồn khác. Nghiên cứu được áp dụng tính toán cho hai nhà máy thủy điện bậc thang trên sông Sê San. Những kết quả thu được đã cho thấy tính hiệu quả của phương pháp đưa ra so với vận hành thực. Từ khóa Thủy điện Điều tiết dài hạn Hệ thống điện Thị trường điện. Summary In Vietnam hydropower projects have been mostly exploited. Demand for power is increasing. Thermoelectricity develops rapidly affecting the environment and energy security. The hot development of solar and wind power sources changes electricity source structure with the proportion of hydropower decreasing. On the other hand the electricity demand changes different from the previous forecast in the direction of disadvantage for hydropower and electricity resource exploitation. Therefore it is necessary to have appropriate solutions to improve the operational efficiency of hydropower. The article presents the scientific basis and method of coordinated exploitation in order to increase the operational efficiency of hydropower for terraced hydropower stations at the same time reducing the cost of .