Bài viết này khảo sát cơ chế kiểm soát quyền lực xã hội đối với các chủ thể trong hệ thống chính trị; đánh giá vai trò kiểm soát quyền lực của các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội ở Việt Nam hiện nay và gợi ý khái quát về định hướng chính sách cho thiết kế và vận hành hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay. | Hội thảo Khoa học Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế Luật Từ lí thuyết đến thực tiễn KIỂM SOÁT XÃ HỘI ĐỐI VỚI QUYỀN LỰC CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY SOCIAL CONTROL ON THE POWER OF VIETNAM S CURRENT POLITICAL SYSTEM . Đỗ Minh Khôi1 Tóm tắt Thiết kế và vận hành quyền lực nói chung và quyền lực nhà nước cũng như kiểm soát sự lạm dụng quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay đã được Đảng rất quan tâm đặc biệt là từ sau thời kì Đổi mới. Trong bối cảnh đó bài viết này khảo sát cơ chế kiểm soát quyền lực xã hội đối với các chủ thể trong hệ thống chính trị đánh giá vai trò kiểm soát quyền lực của các tổ chức chính trị chính trị xã hội ở Việt Nam hiện nay và gợi ý khái quát về định hướng chính sách cho thiết kế và vận hành hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa quyền lực kiểm soát xã hội kiểm soát quyền lực. 1. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC . Quyền lực và nhu cầu kiểm soát quyền lực Quyền lực là một chủ đề quan trọng bậc nhất của lĩnh vực chính trị bởi lẽ chính trị là liên quan đến việc phân bố quyền lực thực hiện quyền lực và ảnh hưởng của quyền lực 1 . Tuy nhiên có rất nhiều cách hiểu cách tiếp cận khác nhau về quyền lực. Về mặt thuật ngữ trong tiếng Latin cổ Potere có nghĩa là khả năng khả năng ảnh hưởng khả năng thực hiện một hoạt động 2 . Dưới góc độ mối quan hệ quyền lực là khả năng thực hiện một công việc hay khả năng khiến người khác phải làm những điều mà họ không được tự do lựa chọn 3 hoặc quyền lực là mối quan hệ giữa hai nhân tố xã hội hay hai thực thể nhóm và cá nhân . Theo đó một bên có khả năng ảnh hưởng đến người khác và một bên chịu tác động của quyền lực không được tự do lựa chọn cách thức xử sự hoặc quyền lực là việc tác động đến việc ra quyết định 4 . Có quan điểm phân chia cơ chế vận hành của quyền lực thành hai loại chính cơ chế tương tác và cơ chế kiến tạo. Cơ chế tương tác giữa các chủ thể được chia 1 Trường Đại học Luật Email dmkhoi@ 383 Hội thảo Khoa học Các vấn đề