Sự xuất hiện của một số hiện tượng văn xuôi Trung Quốc cuối thế kỉ XX như là đòn chót trong cuộc phá hủy trật tự văn học thiết lập từ nhiều thập niên kể từ sau ngày thành lập nước Trung Quốc mới (1949). Bài viết tập trung tìm hiểu hai hiện tượng văn xuôi nổi bật cuối thế kỉ XX, đó là “tiểu thuyết Tiên phong” và “văn học Du côn” (với đại biểu toàn quyền là nhà văn Vương Sóc). | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Social Sciences 2021 Volume 66 Issue 1 pp. 3-9 This paper is available online at http HAI HIỆN TƯỢNG VĂN XUÔI NỔI BẬT CỦA VĂN HỌC TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỈ XX Nguyễn Thị Mai Chanh Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Sự xuất hiện của một số hiện tượng văn xuôi Trung Quốc cuối thế kỉ XX như là đòn chót trong cuộc phá hủy trật tự văn học thiết lập từ nhiều thập niên kể từ sau ngày thành lập nước Trung Quốc mới 1949 . Sự xuất hiện này đồng nghĩa với việc xác lập nên hình thái ý thức văn học mới đưa sáng tác và tiếp nhận đến gần hơn với bản chất văn chương. Ngày nay nói đến các hiện tượng văn xuôi Trung Quốc cuối thế kỉ XX là nói đến sự nghiệp đã qua của một lớp tác gia giờ đây đầu đã bạc. Nhìn từ góc độ nào đó công việc ấy có chút tương tự như công việc của khảo cổ học cũng có thể nói giống với việc vén màn thời gian nhìn lại một khúc quanh của văn học sử. Những thứ mà đương thời các hiện tượng văn học chủ trương lật đổ để xây dựng cái mới thì giờ đây có thứ cũng lại đã đổ rồi hay cũng chẳng còn gì là mới nữa. Đó ắt hẳn là định mệnh của bất kì công quả tiên phong đổi mới nào. Song thực ra nếu không có cái định mệnh như thế thì đã không có lịch sử văn học đích thực. Việc đặt vấn đề nghiên cứu một cách khách quan những đóng góp của các hiện tượng văn xuôi nổi bật cuối thế kỉ XX đối với sự phát triển của văn học đương đại Trung Quốc là điều hết sức cần thiết. Từ khoá văn xuôi tiểu thuyết tự sự văn học Trung Quốc đổi mới văn học. 1. Mở đầu Văn học Trung Quốc sau năm 1949 là nền văn học thuộc về thể chế xa lạ với tinh thần đa nguyên và trong phần lớn trường hợp đó là môi trường thích hợp cho sự ra đời của những sáng tác mang tính minh họa. Vào lúc mà độ a dua dung tục của các sáng tác minh họa đang ở đỉnh cao không ít tác phẩm được viết ra chẳng khác gì những rác thải tinh thần thì sự xuất hiện của một số hiện tượng văn học mới hẳn là một điều đáng quý. Nói đến sự ra đời của các hiện .