Bàn thêm về triết lý giáo dục Hồ Chí Minh

Trên cơ sở sử dụng các phương pháp định tính và định lượng cũng như logic và lịch sử, bài viết phân tích và giới thiệu một số nội dung cốt lõi của triết lý giáo dục Hồ Chí Minh nhằm góp phần xây dựng một hệ thống triết lý giáo dục riêng cho Việt Nam trong thời gian tới. | Đại học Huế Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Bác Hồ với giáo dục Thành phố Huế ngày 26 tháng 8 năm 2019 BÀN THÊM VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC HỒ CHÍ MINH Nguyễn Mậu Hùng 1. Mở đầu Trong nỗ lực nâng cao chất lượng đầu ra và từng bước hội nhập với giáo dục khu vực và thế giới giáo dục Việt Nam đang tìm kiếm một triết lý giáo dục của riêng mình từ kinh nghiệm thực tiễn của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới cũng như bài học lịch sử từ quá khứ truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tuy nhiên giáo dục Việt Nam lại chưa chú ý đúng mức đến việc nghiên cứu và tìm hiểu triết lý giáo dục của chính người đã khai sinh ra nền giáo dục cách mạng Việt Nam thế kỷ XX. Đó chính là triết lý giáo dục Hồ Chí Minh. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng kiệt xuất anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một người đã kinh qua gần như tất cả các cương vị có thể có trong các hoạt động giáo dục trong vai trò của cả người học lẫn người dạy. Qua cuộc đời hoạt động cách mạng của mình với một nền tảng tri thức uyên bác cả Đông Tây kim cổ lẫn kinh nghiệm thực tiễn bôn ba khắp năm châu bốn bể Hồ Chí Minh đã để lại cho Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung không chỉ một kho tàng kinh nghiệm dạy và học quý giá mà còn cả một hệ thống triết lý giáo dục sâu sắc toàn diện và mang tính thực tiễn cao đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp định tính và định lượng cũng như logic và lịch sử bài viết phân tích và giới thiệu một số nội dung cốt lõi của triết lý giáo dục Hồ Chí Minh nhằm góp phần xây dựng một hệ thống triết lý giáo dục riêng cho Việt Nam trong thời gian tới. 2. Triết lý giáo dục toàn diện Về mục tiêu giáo dục mỗi người mỗi tổ chức mỗi cộng đồng và dân tộc đều có các mục tiêu giáo dục khác nhau tùy vào từng thời điểm lịch sử cụ thể. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Hồ Chí Minh chỉ đề ra mục tiêu là xóa bỏ tình trạng nhà tù nhiều hơn trường học và cực lực lên án .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.