Bài viết xây dựng khoá định loại, mô tả đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, mẫu chuẩn, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng (nếu có) của các loài trong chi Chân bìm (Erycibe Roxb.) ở Việt Nam. | . TIỂU BAN KHU HỆ ĐỘNG VẬT - THỰC VẬT PHÂN LOẠI CÁC LOÀI CHI CHÂN BÌM ERYCIBE ROXB. Ở VIỆT NAM Trần Đức Bình1 Trần Thế Bách1 2 Đỗ Văn Hài1 Bùi Hồng Quang1 Dƣơng Thị Hoàn1 Bùi Thu Hà3 Sangmi Eum4 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Học viện Khoa học và C ng nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và C ng nghệ Việt Nam 3 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 4 Korea Research Institute of Bioscience amp Biotechnology Trên thế giới chi Chân bìm Erycibe Roxb. thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae Juss. có 67 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á Öc Nhật Bản và Malaysia. Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến chi Chân bìm ở Việt Nam nhƣ Trong Flore Générale de L Indo-Chine Gagnepain 1915 đã lập khoá định loại và mô tả đặc điểm hình thái của 6 loài tuy nhiên số lƣợng loài hiện biết đã lên 10 loài. Nguyễn Tiến Bân chủ biên và cộng sự 2003 trong Danh lục các loài thực vật Việt Nam đã tóm tắt thông tin của 8 loài Phạm Hoàng Hộ 2003 trong Cây cỏ Việt Nam đã mô tả đặc điểm nhận biết ngắn gọn của 9 loài thuộc chi này tuy nhiên công trình chƣa xây dựng khóa định loại. Trong phạm vi bài báo này chúng tôi xây dựng khoá định loại mô tả đặc điểm hình thái sinh học sinh thái mẫu chuẩn phân bố mẫu nghiên cứu giá trị sử dụng nếu có của các loài trong chi Chân bìm Erycibe Roxb. ở Việt Nam. I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm tất cả các taxon thuộc chi Chân bìm Erycibe Roxb. ở Việt Nam dựa trên cơ sở là tƣ liệu và mẫu nghiên cứu đƣợc lƣu giữ tại phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Hà Nội Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên HNU Viện Sinh học nhiệt đới Tp. HCM VNM và các mẫu tƣơi thu đƣợc từ các chuyến đi điều tra thực địa. Phương pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng là phƣơng pháp so sánh hình thái. Bên cạnh đó kế thừa tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan. Việc thu mẫu vật đƣợc thực hiện trên phạm vi khắp cả nƣớc. Công tác định loại đƣợc tiến hành tại phòng Thực .