Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hoá các kiến thức về hoạt động Phật giáo, QLNN về hoạt động Phật giáo. Phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà. Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động Phật giáo tại thành phố Đông Hà. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ THU HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành Quản lý công Mã số 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - 2018 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học TS. Trịnh Đức Hưng Phản biện 1 Vũ Trọng Hách Phản biện 2 Lê Văn Đính Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm Phòng họp 205 Nhà B - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực miền Trung Số 201 - Đường Phan Bội Châu - TP. Huế Thời gian vào hồi 17 giờ ngày 20 tháng 9 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại - Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban Quản lý đào tạo Sau Đại học Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo đa dân tộc phân bố ở nhiều vùng miền hầu hết các tôn giáo được du nhập từ nước ngoài như Phật giáo Công giáo Tin lành Phật giáo một trong những tôn giáo gắn bó với dân tộc Việt Nam đã có những đóng góp trong việc bảo vệ xây dựng gìn giữ truyền thống yêu nước là thành tố quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam. Thành phố Đông Hà - trung tâm hành chính của tỉnh Quảng Trị có đời sống kinh tế ổn định. Trên địa bàn thành phố có gần 20 ngôi chùa lớn nhỏ và đại đa số người dân đều theo đạo Phật. Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể hoạt động QLNN về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng trên địa bàn thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Một số cán bộ lãnh đạo vẫn chưa nhận thức sâu sắc về quan điểm chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước về Phật giáo và hoạt động Phật giáo trong tình hình mới. Bên cạnh đó còn tồn tại cả những hoạt động vi phạm pháp luật của chính một số chức sắc tín đồ Phật giáo tự ý phục hồi xây dựng chùa tổ chức lễ trái pháp luật một số sư từ địa phương khác đến hoạt động không đăng