Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về tôn giáo. Nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TRỌNG KHÁNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành Quản lý công Mã số 08 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Thừa Thiên Huế - Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học . HOÀNG VĂN CHỨC Phản biện 1 . Phản biện 2 . Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm Phòng họp . Nhà. - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia. Số 201- Đường Phan Bội Châu - TP Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian vào hồi giờ. ngày. .tháng năm 2018 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội hết sức phức tạp và có tác động rất lớn đến mọi mặt đời sống của xã hội. Tôn giáo còn là một thực thể xã hội hình thành và phát triển từ cả hàng ngàn năm trước. Từ khi hình thành tôn giáo đã trải qua những thăng trầm và không ngừng biến đổi theo sự biến đổi của xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu về tinh thần của đại đa số loài người trên toàn thế giới. Tôn giáo mang những giá trị giáo dục con người về chân thiện mỹ và những giá trị đó được thể hiện qua nghi lễ nghi thức giáo lý giáo luật của tôn giáo. Trong quá trình tồn tại và phát triển tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội và đến phong tục tập quán của nhiều quốc gia dân tộc trên toàn thế giới theo cả hai xu hướng tích cực và tiêu cực. Thời gian gần đây tôn giáo phát triển mạnh mẽ không chỉ đáp ứng được nhu cầu tâm linh của con người mà còn làm nảy sinh không ít xung đột giữa các quốc gia dân tộc. Tôn giáo là một trong những nhân tố tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định xã hội ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý nhà nước tất cả các quốc gia đều phải tìm ra các giải pháp để công tác quản lý nhà nước về tôn giáo đạt hiệu quả. Ở Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của công