Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Bình, rút ra những mặt tích cực cũng như những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân. Từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ . . . . HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ THÙY LINH QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng Mã số 60 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học TS. HOÀNG SỸ KIM Phản biện 1 . . . Phản biện 2 . . . Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm Phòng họp . Nhà. - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số - Đường - Quận - TP Thời gian vào hồi giờ tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong những năm vừa qua lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã hết sức chú trọng đến công tác quản lý điều hành chi ngân sách nhằm sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn tài chính được giao góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế thúc đẩy sản xuất phát huy các thế mạnh của địa phương từ đó tạo công ăn việc làm cho người lao động cải thiện đời sống nhân dân và đóng góp vào công cuộc phát triển chung của tỉnh Quảng Bình. Trải qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển đến nay công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh đã đạt được những kết quả hết sức đáng ghi nhận một mặt đảm bảo yêu cầu chi thường xuyên cho bộ máy quản lý Nhà nước chi sự nghiệp kinh tế văn hóa - xã hội an ninh quốc phòng mặt khác khoản mục chi đầu tư phát triển ngày càng được cải thiện theo hướng tích cực. Tuy nhiên đến nay công tác quản lý chi ngân sách của tỉnh vẫn còn một số mặt hạn chế như phân bổ chi ngân sách còn chưa thật sự tập trung và đúng trọng điểm dẫn tới hiệu quả các khoản chi còn thấp tình trạng chi thường xuyên vượt dự toán thiếu sự quản lý và giám sát trong sử dụng ngân sách gây lãng phí. Có nhiều nguyên nhân