Sự tương đồng trong tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh và Lý Quang Diệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà giáo dục lớn của Việt Nam. Bài viết trình bày các nội dung về việc khẳng định tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của quốc gia - dân tộc, vấn đề đào tạo và sử dụng nhân tài, giáo dục toàn diện. | Đại học Huế Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Bác Hồ với giáo dục Thành phố Huế ngày 26 tháng 8 năm 2019 SỰ TƯƠNG ĐỒNG TRONG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ LÝ QUANG DIỆU Trần Thị Hợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc nhà văn hóa kiệt xuất nhà giáo dục lớn của Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là một bộ phận trong di sản tư tưởng của Người là tài sản quý giá đối với mỗi người và toàn xã hội. Còn Lý Quang Diệu - nguyên Thủ tướng của đảo quốc Sư tử chính là người đã biến Singapore từ một làng chài nhỏ bé trở thành một trong những quốc gia phồn vinh thịnh vượng nhất thế giới hiện nay. Trong thời gian cầm quyền của mình 1959 - 1990 Lý Quang Diệu đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước. Trên cơ sở đó ông đã đưa ra những quan điểm chính sách đúng đắn về giáo dục và thực hiện nó với quyết tâm rất cao. Và mặc dù tuổi đời cách nhau 33 năm trong bối cảnh đất nước khác nhau nhưng tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh và Lý Quang Diệu lại có những điểm tương đồng. Điều đó thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của những con người kiệt xuất của 2 dân tộc Việt Nam và Singapore. 1. Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của quốc gia - dân tộc Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến việc mở mang dân trí chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sinh tư tưởng Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Tư tưởng của Người về việc xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà được hình thành rất sớm. Xuất thân từ một gia đình khoa bảng có truyền thống yêu nước trước khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước năm 1911 thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã truyền bá tư tưởng yêu nước thương nòi cho học trò trường Dục Thanh Phan Thiết . Trong quá trình hoạt động cách mạng Người tìm hiểu một cách sâu sắc lịch sử văn hóa các dân tộc và lịch sử thế giới văn minh và với trí tuệ trác .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
240    88    1    17-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.