Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục

Bài viết trình bày phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm trong suốt quá trình dạy học; Phương pháp giáo dục đại học lấy tự học, tự giáo dục làm cốt; Phương pháp giáo dục nêu gương, kiểu mẫu về mọi mặt; Phương pháp giáo dục gắn lý luận với thực tiễn cuộc sống, học tập đi đôi với lao động sản xuất | Đại học Huế Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Bác Hồ với giáo dục Thành phố Huế ngày 26 tháng 8 năm 2019 QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC Nguyễn Văn Quang 1. Đặt vấn đề Với những cống hiến to lớn về giáo dục và đào tạo Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem là kiến trúc sư vĩ đại của nền giáo dục Việt Nam. Những tư tưởng của Người về giáo dục và đào tạo đã trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho công cuộc kiến thiết và xây dựng nền giáo dục Việt Nam mới trong kỷ nguyên độc lập tự do. Trong đó quan điểm về phương pháp giáo dục chứa đựng những giá trị to lớn mãi đến nay vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận lẫn thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người . Tuy nhiên để sự nghiệp trồng người thành công cần huy động tối đa nhiều nhân tố trong đó chắc chắn phải có phương pháp giáo dục đúng đắn. Phương pháp giáo dục là một trong những bộ phận cấu thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Nó chiếm một vị trí hết sức quan trọng là nội dung được Người đặc biệt quan tâm vì phương pháp giáo dục mới sẽ tạo ra sự khác biệt về chất so với nền giáo dục phong kiến tầm chương kinh viện xa rời thực tế và nền giáo dục nô dịch thời Pháp thuộc. 2. Nội dung Trong các bài nói bài viết về chủ đề giáo dục và đào tạo Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng nghề sư phạm là một nghề cao quý hy sinh thầm lặng nhưng rất vẻ vang. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc người thầy có nhiệm vụ rất nặng nề và vẻ vang đó là đào tạo cán bộ cho nước nhà những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính hệ thống các giá trị tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội. Do đó Người đặt ra yêu cầu cấp thiết cho người giáo viên phải có đức có tài và có phương pháp sư phạm. Nghiên cứu các công trình bài nói bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta có thể thấy một số .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.