Đa dạng thực vật phù du trong ao nuôi tôm sinh thái tỉnh Cà Mau

Bài viết nhằm đánh giá thành phần loài và mật độ thực vật phù du làm cơ sở thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi trong mô hình tôm sinh thái. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu. | . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 ĐA DẠNG THỰC VẬT PHÙ DU TRONG AO NUÔI TÔM SINH THÁI TỈNH CÀ MAU Phạm Thanh Lƣu Trần Thành Thái Nguyễn Thị Mỹ Yến Ngô Xuân Quảng Viện Sinh học Nhiệt đới Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Thực vật phù du TVPD hay còn gọi là vi tảo là những sinh vật sống trôi nổi hiếu khí có sắc tố diệp lục để quang hợp. Trong hệ sinh thái nói chung và trong ao nuôi tôm nói riêng TVPD là một trong những mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn nhờ đó mà năng lượng được tích luỹ và chuyển đổi. Trong ao nuôi tôm quảng canh các nhóm TVPD thường gồm tảo silic vi khuẩn Lam VKL và tảo hai roi. Mỗi nhóm đều có đặc điểm phát triển riêng và tác động của chúng đến sức khỏe tôm nuôi cũng khác nhau. Tảo silic được xem là nhóm tảo có lợi đa phần không chứa độc tố trừ một số ít có sinh độc tố khi chúng phát triển nhiều trong ao ít gây hiện tượng nở hoa. Ngược lại VKL và tảo hai roi gọi là tảo có hại vì khi chúng phát triển quá nhiều trong nước sẽ gây hiện tượng nở hoa làm biến thiên hàm lượng oxy hoà tan ngày đêm cao sản sinh chất độc trong nước ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tôm hoặc làm ức chế sự hô hấp của tôm Reynolds 2006 . Trong ao nuôi tôm quảng canh cải tiến bên cạnh lượng thức ăn bổ sung thì nguồn thức ăn tự nhiên bao gồm TVPD động vật phù du động vật đáy cỡ nhỏ . đóng vai trò là nguồn thức ăn tự nhiên quan trọng cho tôm nuôi. Vi tảo còn là nguồn thức ăn tự nhiên cho động vật phiêu sinh và động vật đáy. Các vi tảo này có nguồn gốc từ nguồn nước lợ mặn ven biển. Nhóm tảo silic thường đóng vai trò chủ đạo chiếm trên 80 trong nguồn nước biển tự nhiên Alonso- Rodr guez và Páez-Osuna 2003 . Ở nước ta các nghiên cứu liên quan đến chất lượng nguồn nước thành phần thức ăn tự nhiên đặc biệt là TVPD còn rất hạn chế. Do đó mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá thành phần loài và mật độ TVPD làm cơ sở thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi trong mô hình tôm sinh thái. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Khu vực nghiên cứu Mẫu TVPD .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.