Nghiên cứu đa dạng ve sầu và rầy (Homoptera: Auchenorrhyncha) tại khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai

Tổng số có 36 loài ve sầu và rầy (6 loài ve sầu và 30 loài rầy) thuộc 9 họ, viz. Họ Achilidae, Aphrophoridae, Cercopidae, Cicadidae, Cicadellidae, Cixiidae, Dictyopharidae, Fulgoridae và Ricaniidae, đã được ghi nhận cho khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai, miền Nam Việt Nam. Trong đó, 12 loài được xác định tên loài. Một loài mới được ghi nhận cho khu hệ động vật Việt Nam, đó là Philagra fusiformis Walker. | . TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG VE SẦU VÀ RẦY HOMOPTERA AUCHENORRHYNCHA TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA ĐỒNG NAI Trần Thị Mến1 Nguyễn Thị Mẫn1 Phạm Hồng Thái1 2 1 Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai KBT được thành lập đầu năm 2004 là đơn vị sự nghiệp khoa học có thu trực thuộc UBND tỉnh Đồng Nai nằm trong hệ thống rừng đặc dụng và di sản văn hóa của Việt Nam. Khu bảo tồn được thành lập với mục tiêu khôi phục lại sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng cây tự nhiên bản địa thuộc lưu vực sông Đồng Nai và vùng miền Đông Nam bộ tạo ra phạm vi bảo tồn thiên nhiên rộng lớn nối liền với Vườn Quốc gia Cát Tiên bảo tồn nơi cư trú và di trú cho các loài động vật hoang dã phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên gắn với việc bảo tồn phát huy giá trị văn hóa lịch sử của các di tích nhằm giáo dục truyền thống cách mạng và phát triển du lịch sinh thái mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư với các tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên bảo tồn đa dạng sinh học tạo điều kiện thuận lợi để đăng ký KBT thành khu Dự trữ sinh quyển thế giới. KBT là một trong những khu rừng đặc dụng có diện tích tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Ở đây chứa đựng hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng miền Đông Nam bộ tồn tại nhiều loài động vật hoang dã trong đó có nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN thế giới. I. ĐỊA ĐIỂM THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu điều tra thu thập vật mẫu tại Trung ương Cục Miền Nam xã Phú Lý Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai tỉnh Đồng Nai Rừng cây gỗ tái sinh trên đất thấp. - Điều tra khảo sát thực địa từ ngày 22-24 tháng 08 năm 2009. Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng mẫu vật được thu thập từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 4 năm 2009 mẫu vật hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
106    79    2    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.