Đa dạng thành phần loài côn trùng tại khu rừng đặc dụng Copia, tỉnh Sơn La

Bài viết tiến hành nghiên cứu dựa trên các mẫu vật thu được trong hai năm 2016-2017, bài báo này công bố cập nhật danh sách thành phần loài côn trùng tại rừng đặc dụng Copia, tỉnh Sơn La. | . TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG COPIA TỈNH SƠN LA Phạm Thị Nhị1 2 Hoàng Vũ Trụ1 Cao Thị Quỳnh Nga1 Phạm Văn Phú Cao Thị Kim Thu1 2 Lê Mỹ Hạnh1 Khuất Đăng Long1 2 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Học viện Khoa học và công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Rừng đặc dụng Copia có diện tích khoảng ha nằm trên địa bàn 4 xã Cò Mạ Long Hẹ Chiềng Bom và Nậm Lầu huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La. Rừng có địa hình phức tạp ở độ cao trên 1000 m so với mực nước biển với đỉnh Copia cao nhất đạt 1816 8 m. Tính đến thời điểm hiện tại đã có một số công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học của khu rừng đặc dụng này trong đó tập trung chủ yếu là thực vật và các nhóm động vật lớn thú chim lưỡng cư bò sát . Về đa dạng côn trùng Lê Xuân Huệ và cs. 2009 đã ghi nhận 237 loài côn trùng thuộc 4 bộ 32 họ 172 giống Nguyễn Thị Phương Liên amp Phạm Huy Phong 2011 Nguyen et al. 2011 Nguyen 2015a b đã ghi nhận 18 loài ong vàng Hymenoptera Vespidae Pham et al. 2013a b ghi nhận 2 loài ong cự Hymenoptera Ichneumonidae . Gần đây nhất Phạm Thị Nhị và cs. 2017 ghi nhận 110 loài ngài lớn Lepidoptea Heterocera Cao Thị Kim Thu 2017 công bố danh sách 12 loài cánh úp Plecoptera tại khu rừng đặc dụng này. Dựa trên các mẫu vật thu được trong hai năm 2016-2017 bài báo này công bố cập nhật danh sách thành phần loài côn trùng tại rừng đặc dụng Copia tỉnh Sơn La. I. THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu vật được thu từ 3 đợt điều tra khảo sát trong hai năm 2016-2017 4 2016 9 2016 và 5 2017 bằng các phương pháp thường quy trong nghiên cứu côn trùng như bắt bằng tay vợt bẫy đ n bẫy UV và bẫy màn treo. Tại phòng thí nghiệm mẫu được xử lý sơ bộ lên tiêu bản và định loại dựa trên các tài liệu chuyên ngành trong và ngoài nước. Toàn bộ mẫu vật hiện đang được lưu giữ tại Phòng Hệ thống học côn trùng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Cho đến nay tại Copia đã

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
24    17    1    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.