Thành phần loài thuộc họ bìm bìm (Convolvulaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Bài viết tiến hành xác định thành phần loài Bìm bìm hiện hữu và mô tả đặc điểm hình thái một số loài đang xấm lấn mạnh tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng là cơ sở khoa học cho công tác phòng trừ, ngăn chặn sự phát triển của chúng. | . TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN THÀNH PHẦN LOÀI THUỘC HỌ BÌM BÌM CONVOLVULACEAE TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VIỆT NAM Đặng Ngọc Phúc1 Lê Thế Biên2 Nguyễn Công Kính3 Đỗ Xuân Cẩm4 2 Trường Đại học Đông Á 2 Trường Đại học Công nghệ Miền Đông 3 Trường Đại học Duy Tân 4 Trường Đại học Nông Lâm Huế Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10 km về phía Đông Bắc thuộc địa phận phường Thọ Quang quận Sơn Trà. Khu rừng cấm Sơn Trà được hình thành theo Quyết định số 41 TTg ngày 21 01 1977 của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 1992 khu rừng cấm Sơn Trà được chuyển tên thành Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà theo Quyết định số 447 LN-KL ngày 02 10 1992 của Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt luận chứng kinh tế-kỹ thuật xây dựng Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà thành phố Đà Nẵng với quy mô lâm phần là ha trong đó có 7 ha đất lâm nghiệp và 249 3 ha đất khác . Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà với tính chất bán đảo nên tài nguyên động vật khá phong phú và đa dạng với 287 loài gồm 36 loài thú 106 loài chim 23 loài bò sát 9 loài ếch nhái và 113 loài côn trùng. Trong đó có 15 loài động vật quý hiếm cần chú trọng bảo tồn. Thực vật rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có khoảng 985 loài trong đó có 22 loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Theo Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng hiện nay rừng ở Sơn Trà bị loại dây leo Bìm bìm che phủ với diện tích hơn 500 ha. Sự thích nghi cao với các điều kiện sinh thái thổ nhưỡng khác nhau đã giúp cây Bìm bìm xâm lấn đất lâm nghiệp và làm giảm diện tích rừng tự nhiên. Ngoài ra Bìm bìm còn có ưu thế về dinh dưỡng sự che chắn ánh sáng cũng như khả năng gây thắt nghẹn nên đã làm tổn thương các loài thực vật khác trong cùng hệ sinh thái dẫn đến nguy cơ làm giảm tính đa dạng sinh học. Vì vậy việc phòng trừ ngăn chặn sự xâm lấn Bìm bìm là yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên đến nay ở Việt Nam chưa có một công bố nào về quy trình xử lý chúng một cách an toàn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
3    449    1    25-04-2024
81    89    1    25-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.