Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu trước đây đã mở ra những triển vọng nghiên cứu về khu hệ địa y ở Việt Nam, đặc biệt là những nghiên cứu về đa dạng thành phần loài một cách toàn diện và có tính hệ thống tại các Khu bảo tồn, các Vườn Quốc gia và các khu vực trên cả nước để lập ra một cơ sở dữ liệu về thành phần loài địa y ở Việt Nam. | . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 TÌM HIỂU THÀNH PHẦN LOÀI ĐỊA Y TRÊN LÁ THUỘC CHI PORINA ACH. 1890 Ở MỘT SỐ KHU VỰC THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH ĐẮK LẮK Nguyễn Thị Thủy Nguyễn Phƣơng Đại Nguyên Trường Đại học Tây Nguyên Địa y lichens là nhóm sinh vật đặc biệt là kết quả của sự cộng sinh giữa mycobiont nấm và photobiont tảo lục hoặc vi khuẩn lam đôi khi là sự cộng sinh giữa ba thành phần nấm tảo lục và vi khuẩn lam. Địa y có thể sống được trong mọi điều kiện khác nhau từ các vùng cực trái đất đến các vùng sa mạc và sống trên nhiều loại giá thể khác nhau như đất đá vỏ cây lá cây thân cây Địa y trên lá foliicolous lichens là những địa y sống trên bề mặt lá tươi và cuống lá của thực vật hạt kín lá của dương xỉ L cking 2008 . Nhóm địa y trên lá thích hợp với điều kiện sống tại những khu vực có khí hậu nhiệt đới ứng với diện tích rừng nguyên sinh lá rộng nhiều cho nên tại đây địa y trên lá được cho là phong phú và đa dạng nhất. Trên thế giới địa y nói chung và địa y trên lá nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều khu vực. Việc nghiên cứu nhóm địa y trên lá được thực hiện sâu và toàn diện nhất tại hai khu vực là Nam Mỹ và vùng nhiệt đới của Châu Phi L cking 2008 . Trong khi đó việc nghiên cứu nhóm địa y trên lá vẫn chưa được thực hiện nhiều ở khu vực Đông Nam Á mặc dù đây là khu vực có nhiều rừng mưa nhiệt đới. Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình cao lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn diện tích rừng nguyên sinh lá rộng nhiều với đặc điểm khí hậu như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho địa y phát triển đặc biệt là nhóm địa y trên lá và mở ra hướng nghiên cứu để phát hiện thêm nhiều loài mới bổ sung cho danh mục địa y trên lá ở Việt Nam hiện nay vốn còn rất hạn chế. Thời gian trước năm 2006 địa y của Việt Nam chủ yếu được các nhà khoa học nước ngoài thu thập qua những chuyến đi ngắn. Krempelhuber 1873 là tác giả đầu tiên công bố về địa y từ Việt Nam sau đó là các tác giả như M ller 1891 Harmand .