Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài chim tại khu rừng Khe Choăng, vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An

Bài viết tiến hành đánh giá hiện trạng đa dạng thành phần loài chim ở khu vực này, chúng tôi điều tra thu thập mẫu vật các loài chim trong phạm vi rừng đặc dụng thuộc địa phận Trạm Quản lý và bảo vệ rừng Khe Choăng qua đó xác định các loài chim quý hiếm cần ưu tiên bảo tồn. | . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 DẪN LIỆU BƢỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CHIM TẠI KHU RỪNG KHE CHOĂNG VƢỜN QUỐC GIA PÙ MÁT TỈNH NGHỆ AN Lý Ngọc Tú1 Bùi Tuấn Hải 2 3 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3 Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Vườn Quốc gia Pù Mát nằm ở vị trí 18o46 -19o12 vĩ độ Bắc và 104o24 -104o56 kinh độ Đông thuộc địa giới hành chính của 3 huyện Anh Sơn Con Cuông và Tương Dương tỉnh Nghệ An. Đường ranh giới phía nam của Vườn Quốc gia VQG chạy dọc theo đường biên giới Việt Lào. Khu hệ động vật của Pù Mát được biết đến với 03 loài thú đặc hữu Đông Dương là Sao La Pseudoryx nghetinhensis Thỏ vằn Nesolagus timminsi Vượn đen má trắng Nomascus leucogenys Grieser Johns 2000 . VQG Pù Mát được công nhận là một trong 63 vùng chim quan trọng của Việt Nam Tordoff 2000 . Một số đợt điều tra khoa học cơ bản từ thập niên trước đã ghi nhận ở khu vực VQG Pù Mát có 324 loài chim Lê Xuân Huệ và nnk . Nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về khu hệ chim tại khu vực Khe Choăng thuộc VQG Pù Mát. Khu vực Khe Choăng thuộc vùng lõi của Vườn với phần lớn là hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đất nơi có giá trị đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Để đánh giá hiện trạng đa dạng thành phần loài chim ở khu vực này chúng tôi điều tra thu thập mẫu vật các loài chim trong phạm vi rừng đặc dụng thuộc địa phận Trạm Quản lý và bảo vệ rừng Khe Choăng qua đó xác định các loài chim quý hiếm cần ưu tiên bảo tồn. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm thời gian nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu từ 02 5 2017 đến 14 5 2017. - Rừng đặc dụng thuộc địa phận Trạm Quản lý và bảo vệ rừng Khe Choăng Tọa độ 18o 57 28 2 vĩ độ Bắc 104o 40 57 01 kinh độ Đông Độ cao 221 m so với mặt nước biển xã Châu Khê huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
3    264    2    20-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.