Một số đặc điểm sinh sản của cá thát lát (Notopterus Notopterus) tại các lưu vực sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình

Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu về một số đặc điểm sinh sản của cá Thát lát ở các lưu vực sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình, làm cơ sở cho công tác gây nuôi, sinh sản nhân tạo đối tượng này tại địa phương. | . TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA CÁ THÁT LÁT NOTOPTERUS NOTOPTERUS TẠI CÁC LƢU VỰC SÔNG NHẬT LỆ TỈNH QUẢNG BÌNH Trần Thị Yên Phan Thị Mỹ Hạnh Nguyễn Quang Hùng Trường Đại học Quảng Bình Quảng Bình là một tỉnh ven biển miền Trung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có diện tích tiềm năng bề mặt nước ngọt rộng lớn khoảng ha rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Một trong các nguồn lợi cá nước ngọt quan trọng ở tỉnh Quảng Bình là cá Thát lát Notopterus notopterus Pallas 1769 . Đây là loài duy nhất thuộc giống Notopterus họ Notopteridae phân bố rộng rãi trong các vùng nước tự nhiên ở Ấn Độ và hầu hết các nước Đông Dương Nguyễn Văn Hảo 2005 Lê Thị Bình Ngô Văn Ngọc 2003 . Cá Thát lát là loài cá có giá trị kinh tế chất lượng thịt thơm ngon. Các nghiên cứu về loài cá này ở Quảng Bình chưa được chú trọng đầy đủ trong khi việc khai thác quản lý còn nhiều bất cập nên nguồn lợi cá Thát lát trong tự nhiên đang có xu hướng suy giảm nghiêm trọng. Điều đó thể hiện qua kích cỡ thương phẩm và giá bán ở trên thị trường. Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu về một số đặc điểm sinh sản của cá Thát lát ở các lưu vực sông Nhật Lệ tỉnh Quảng Bình làm cơ sở cho công tác gây nuôi sinh sản nhân tạo đối tượng này tại địa phương. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 3 2016 - 3 2017. 2. Địa điểm nghiên cứu Các lưu vực sông của hệ thống sông Nhật Lệ tỉnh Quảng Bình. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Lớp Actinopterygii Bộ Osteoglossiformes Họ Notopteridae Giống Notopterus Loài Notopterus notopterus Pallas 1769 Tên tiếng Anh Bronze featherback Tên tiếng Việt cá Thát lát 4. Nội dung nghiên cứu Đặc điểm sinh sản cá Thát lát. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu ở thực địa Mẫu được thu ngẫu nhiên theo định kỳ 10 ngày lần. Mẫu được thu thập bằng 2 cách - Trực tiếp đánh bắt cùng ngư dân. - Đặt mua tại các hộ ngư dân ở các vùng có khai thác cá Thát lát. 1054 . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
99    63    3    28-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.