Thành phần loài cây có tinh dầu thuộc họ cam (Rutaceae) ở vườn quốc gia Bến En, Thanh Hóa

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu các loài cây có tinh dầu trong họ Cam (Rutaceae) phân bố ở VQG Bến En, Thanh Hóa nhằm cung cấp những dẫn liệu về thực vật có tinh dầu nói riêng và hệ thực vật nói chung để góp phần khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý. | . TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT THÀNH PHẦN LOÀI CÂY CÓ TINH DẦU THUỘC HỌ CAM RUTACEAE Ở VƢỜN QUỐC GIA BẾN EN THANH HÓA Hoàng Văn Chính1 2 Đậu Bá Thìn1 Trần Minh Hợi2 3 1 Trường Đại học Hồng Đức 2 Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Họ Cam Rutaceae là một họ có số lượng lớn các loài được sử dụng làm thuốc cho tinh dầu ăn quả làm gia vị . Ở Việt Nam hiện biết hơn 100 loài và thứ phân bố khắp cả nước Võ Văn Chi 2012 Bùi Thị Thu Hà 2012 Phạm Hoàng Hộ 2000 Trần Thị Kim Liên 2003 Yun X. D. Thomas G. H. D. J. Mabberley 2008 . Vườn Quốc gia VQG Bến En được thành lập theo Quyết định số 33 CT ngày 27 01 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ là một quần thể sinh thái có hệ thống núi hồ với tổng diện tích ha trong đó ha thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ha thuộc khu phục hồi sinh thái và ha là khu dịch vụ hành chính. VQG Bến En gồm 16 tiểu khu hồ Sông Mực và núi đá Hải Vân. Với sự đan xen của nhiều kiểu địa hình tạo cho nơi đây có nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau nhưng đặc trưng nhất là hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đất đai thấp hệ sinh thái rừng nhiệt đới rừng xanh trên núi đá vôi và hệ sinh thái ao hồ. Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thực vật ở đây. Tuy nhiên việc nghiên cứu về các họ thực vật nói riêng và nhóm thực vật cho tinh dầu nói chung một cách cụ thể và đầy đủ thì chưa có công bố nào. Bài báo này là kết quả nghiên cứu các loài cây có tinh dầu trong họ Cam Rutaceae phân bố ở VQG Bến En Thanh Hóa nhằm cung cấp những dẫn liệu về thực vật có tinh dầu nói riêng và hệ thực vật nói chung để góp phần khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu vật được thu thập theo phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn 2007 thực hiện từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 12 năm 2016. Định loại Sử dụng phương pháp hính thái so sánh .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
130    50    1    25-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.