Đặc điểm phân bố và nhân giống hữu tính thìa là hóa gỗ việt (Xyloselinum Vietnamense Pimenov & Kljuykov) tại khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Nghiên cứu này nhằm khảo sát hiện trạng phân bố của loài Thìa là hóa gỗ việt (X. vietnamense ) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn và nhân giống hữu tính góp phần làm giàu hóa về số lượng cá thể loài thực vật có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng, giữ gìn và phát triển đa dạng sinh học thực vật. | . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH THÌA LÀ HÓA GỖ VIỆT XYLOSELINUM VIETNAMENSE PIMENOV amp KLJUYKOV TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÁT ĐẠI SƠN HUYỆN QUẢN BẠ TỈNH HÀ GIANG Chu Thị Thu Hà1 4 Nguyễn Thị Hiền1 Nguyễn Phƣơng Hạnh1 Nguyễn Sinh Khang1 Phạm Văn Thế1 Lê Ngọc Diệp1 Trần Huy Thái1 4 Bùi Thu Hà2 Nguyễn Thị Hồng Nhung2 Nguyễn Trƣờng Sơn3 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3 Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn 4 Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Khu Bảo tồn thiên nhiên Khu BTTN Bát Đại Sơn thuộc huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang được thành lập năm 2000 có thành phần thực vật gồm 361 loài thuộc 103 họ và 249 chi Kiểm lâm vùng 1 2015 . Trong đó chi Thìa là hóa gỗ Xyloselinum Pimenov amp Kljuykov thuộc họ Hoa tán Umbelifereae hay họ Cà rốt Apiaceae là một chi mới gồm 2 loài mới cho khoa học i Thìa là hóa gỗ việt Xyloselinum vietnamense Pimenov amp Kljuykov và ii Thìa lá hóa gỗ leonid Xyloselinum leonidii Pimenov amp Kljuykov được công bố năm 2006 Pimenov M. G. Kljuykov E. V. 2006 Nguyễn Tiến Hiệp và cs. 2007b . Một số nghiên cứu về nhân giống bảo tồn thực vật đã được tiến hành tại Khu BTTN Bát Đại Sơn như đối với loài Thông đỏ bắc Nguyễn Sinh Khang và cs. 2011 loài Bách vàng Nguyễn Tiến Hiệp và cs. 2007a . Kết quả nhân giống bằng giâm hom đối với loài Thìa là hóa gỗ việt sau 5 tháng cho thấy tỷ lệ sống và ra rễ rất thấp đạt từ 0- 10 Trần Huy Thái 2012b . Thành phần tinh dầu của hai loài Thìa là hóa gỗ khá phong phú Trần Huy Thái và cs. 2012a . Bên cạnh giá trị sử dụng hai loài này rất có ý nghĩa khoa học vì chúng là các loài đặc hữu của Việt Nam. Tuy nhiên các loài này đang có nguy cơ suy giảm số lượng nhanh chóng do người dân địa phương thu hái quá mức và bán sang Trung Quốc làm thuốc. Nghiên cứu này nhằm khảo sát hiện trạng phân bố của loài Thìa là hóa gỗ việt X. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.