Nghiên cứu thực trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ làm thuốc và thực phẩm tại khu bảo tồn thiên nhiên phong quang tỉnh Hà Giang

Bài viết này được hoàn thành trong khuôn khổ của đề tài thạc sĩ nhằm đánh giá thực trạng để góp phần sử dụng hợp lý lâm sản ngoài gỗ và nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Quang, tỉnh Hà Giang. | . TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KHAI THÁC LÂM SẢN NGOÀI GỖ LÀM THUỐC VÀ THỰC PHẨM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PHONG QUANG TỈNH HÀ GIANG Trần Quốc Hƣng1 Nguyễn Bá Tuyên2 1 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 2 Trường Cao đẳng nghề Hà Giang Lâm sản ngoài gỗ LSNG là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái rừng. Phát triển LSNG thực chất là làm tăng giá trị kinh tế của rừng để kinh doanh tổng hợp tài nguyên rừng và để bảo vệ rừng La Quang Độ 2001 Võ Đại Hải amp Lê Sỹ Trung 2012 . Hoạt động phát triển LSNG còn bị chi phối bởi yếu tố xã hội và nhân văn như việc hoạch định các chính sách việc bố trí phân công lao động cũng như các chế độ hưởng lợi trong phát triển rừng. Người sinh sống trong vùng khai thác và sử dụng LSNG như là một trong những kế sinh nhai tất yếu về quyền cũng như nhu cầu được hưởng lợi về rừng. Vì vậy LSNG góp phần tích cực trong các chương trình xóa đói giảm nghèo của nhà nước Nguyễn Ngọc Bình amp Phạm Đức Tuấn 2001 Đỗ Hoàng Sơn amp Đỗ Văn Tuân 2007 Khu BTTN Phong Quang thuộc vùng biên giới phía bắc tỉnh Hà Giang nằm trên địa bàn 05 xã xã Phong Quang Minh Tân Thanh Thủy và Thuận Hòa huyện Vị Xuyên phường Quang Trung Thành phố Hà Giang. Được ghi nhận là nơi có tính đa dạng về thành phần loài về hệ sinh thái và trạng thái rừng với khu hệ động thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen. Theo thống kê chưa đầy đủ ở khu vực này có khoảng loài thực vật bậc cao trong đó có nhóm cây làm thực phẩm và cây thuốc. Đây là nhóm cây được người dân khai thác dưới nhiều hình thức. Hơn thế trong khi thu hái người dân địa phương chưa chú ý đến khai thác bền vững nên cần có sự hướng dẫn của cán bộ địa phương cũng như tổ chức các đợt tuyên truyền để nhân dân khai thác một cách bền vững. Khu vực Phong Quang thuộc vùng núi cao nằm dọc biên giới Việt Nam - CHDCND Trung Hoa giao thông đi lại khó khăn các dân tộc sinh sống trong Khu Bảo tồn thiên nhiên có dân tộc H Mông Dao . do đó việc nghiên cứu các loài thực vật nói chung và các loài thực vật

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.