Kết quả nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây thuốc ở Việt Nam trong giai đoạn 2011–2016

Bài viết với mục tiêu quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học, công tác bảo tồn nguồn gen cây thuốc đã được thực hiện thường xuyên trong nhiều năm qua. | . TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BẢO TỒN NGUỒN GEN CÂY THUỐC Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2011 2016 Nguyễn Minh Khởi Phạm Thanh Huyền Nguyễn Quỳnh Nga Nguyễn Xuân Trƣờng Phạm Ngọc Khánh Trƣơng Quang Lực Tạ Quốc Vƣợng Lê Hùng Tiến Vũ Hoài Sâm Viện Dược liệu Bộ Y tế Trong nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng ở Việt Nam cây thuốc có một vị trí và vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Cho đến nay Việt Nam được ghi nhận có 5117 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc Viện Dược liệu 2016 . Nguồn gen cây thuốc ở Việt Nam không những đa dạng về thành phần loài chủng giống dưới loài mà còn rất đa dạng theo các vùng sinh thái. Bên cạnh đó đa dạng nguồn gen cây thuốc còn thể hiện ở phần lớn số loài thực vật sử dụng làm thuốc ở Việt Nam được ghi nhận dựa trên tri thức và kinh nghiệm sử dụng của các dân tộc ở khắp các vùng miền trên toàn quốc. Cùng với sự phát triển của tri thức nhân loại Việt Nam đã tiếp nhận nhiều thông tin về sử dụng cây thuốc trong y học hiện đại và nhập nội nhiều loài cây thuốc phát triển thay thế nguồn dược liệu nhập khẩu đã làm phong phú thêm nguồn gen cây thuốc Việt Nam. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO cho đến nay có trên 80 dân số thế giới sử dụng thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Bước sang thế kỷ XXI con người càng hiểu rõ hơn về giá trị của sức khỏe và càng quan tâm tới sức khỏe nhiều hơn. Chính nguồn tài nguyên cây thuốc sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu để nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm thuốc thực phẩm chức năng và nguyên liệu phục vụ chăm sóc sức khỏe y học cổ truyển và công nghiệp Dược. Tuy nhiên cho đến nay do khai thác liên tục nhiều năm khai thác không chú ý bảo vệ tái sinh và nhiều nguyên nhân tác động khác đã làm cho nguồn cây thuốc tự nhiên ở Việt Nam suy giảm nghiêm trọng. Hầu hết các cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao nhanh chóng bị cạn kiệt. Đó là hậu quả của việc khai thác quá mức khối lượng khai thác hàng năm vượt quá khả năng tái sinh bù đắp .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.