Bài viết này cung cấp thêm những dẫn liệu về thành phần hóa học của tinh dầu của loài này ở VQG Bến En, nhằm đánh giá tính đa dạng của tinh của loài ở các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam, góp phần định hướng cho việc khai thác và sử dụng chúng. | . TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU TỪ LÁ VÀ THÂN RỄ LOÀI SA NHÂN QUẢ CÓ MỎ AMOMUM MURICARPUM C. F. LIANG amp D. FANG Ở VƢỜN QUỐC GIA BẾN EN THANH HÓA Đậu Bá Thìn Trường Đại học Hồng Đức Chi Sa nhân Amomum là 1 chi lớn của họ Gừng Zingiberaceae có khoảng 150 loài phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á châu Úc và các đảo trên Thái Bình Dương Nguyễn Quốc Bình 2011 . Ở Việt Nam chị này hiện có khoảng 21 loài chúng chủ yếu phân bố ở rừng nguyên sinh thứ sinh nơi ẩm độ cao m Nguyễn Quốc Bình 2011 Phạm Hoàng Hộ 2000 . Quả và rễ được dùng làm thuốc Nguyễn Quốc Bình 2011 . Nghiên cứu về tinh dầu loài Sa nhân quả có mỏ Amomum muricarpum ở Việt Nam đã có một số công trình của Lê Thị Hương và cộng sự 2015 công bố với thành phần chính ở lá thân rễ hoa và quả là các hợp chất sau như α-pinen 24 1-54 7 β-pinen 9 2 -25 9 limonen ở lá 7 4 và δ3-caren ở thân 9 4 muurolol ở hoa 13 0 Le Thi Huong et al. 2015 . Gần đây năm 2016 Lê Thị Hương và cộng sự công bố từ lá thân rễ và quả của loài này ở VQG Vũ Quang Hà Tĩnh với các thành phần chính của tinh dầu lá là α-pinen 31 9 1 8-cineol 21 6 và β-pinen 16 2 ở thân là α- pinen 28 5 limonen 12 1 và β-pinen 7 4 α-pinen 45 7 β-pinen 13 4 δ3-caren 10 8 là các thành phần chính của rễ trong quả được đặc trưng bởi α-pinen 33 5 β-pinen 20 8 và limonen 4 7 Lê Thị Hương và cs. 2016 . Bài báo này cung cấp thêm những dẫn liệu về thành phần hóa học của tinh dầu của loài này ở VQG Bến En nhằm đánh giá tính đa dạng của tinh của loài ở các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam góp phần định hướng cho việc khai thác và sử dụng chúng. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là lá và thân rễ loài Sa nhân quả có mỏ Amomum muricarpum được thu ở VQG Bến En Thanh Hóa vào tháng 3 2017 DBT 537 . Các mẫu được giám định tên khoa học và lưu giữ tại Phòng Tiêu bản Thực vật Bộ môn Thực vật Trường Đại học Hồng Đức. Lá và thân rễ tươi 1 kg được cắt nhỏ và chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước trong thời gian 3 giờ ở áp suất thường .