Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích, tổng kết một số vấn đề có tính lí luận về mô hình tổ chức TPL ở Việt Nam hiện nay, qua đó phân tích đánh giá thực tiễn và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện về thể chế, quản lý nhà nước đối với tổ chức mô hình TPL trong thời gian tới. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN CÔNG KHANH MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA THỪA PHÁT LẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI NĂM 2019 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Quang Thái Phản biện 1 . Trần Thị Diệu Oanh Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2 TS. Đinh Văn Minh Thanh tra Chính phủ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm Phòng họp 204 Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh- Quận Đống Đa TP Hà Nội Thời gian vào hồi 17 giờ ngày 12 tháng 12 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mô hình tổ chức Thừa phát lại TPL có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ các hoạt động của TPL đánh giá mô hình tổ chức TPL giúp làm sáng tỏ cơ chế quản lý tổ chức thực hiện đặc điểm tình hình TPL. Tại Việt Nam Thừa phát lại tồn tại từ thời kỳ Pháp thuộc khi đó thực dân Pháp đã áp dụng nguyên mô hình Thừa phát lại của nước Pháp ở nước ta mô hình này đã tồn tại trong suốt thời kỳ Pháp thuộc và dưới chế độ Ngụy quyền Sài Gòn cho đến khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng năm 1975. Sau năm 1975 để phù hợp với công cuộc xây dựng đất nước Đảng ta không tiếp tục duy trì Thừa phát lại nữa. Nhận thức được tầm quan trọng TPL trong quá khứ và yêu cầu cải cách tư pháp hoàn thiện định pháp luật nhằm đáp ứng cho công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phải cải cách và đổi mới một cách mạnh mẽ công tác tổ chức TPL. Thông qua hoạt động thừa phát lại người dân có thể chủ động hơn trong các hoạt động dân sự tố tụng dân sự hành chính giúp người dân có sự lựa chọn trong hoạt động thi hành án hạn chế tiêu cực và tính độc .