Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông tư thục trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Luận án có mục đích nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông; trên cơ sở đó vận dụng vào nghiên cứu QLNN về giáo dục trung học phổ thông tư thục trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ VĂN KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TƢ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành Quản lý công Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2019 Công trình đƣợc hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1. PGS. TS. Nguyễn Trọng Điều 2. . Nguyễn Xuân Tế Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện. Địa điểm Phòng họp D nhà A Học viện Hành chính Quốc gia Số 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian 8 giờ 30 đến 11 giờ 00 ngày 25 tháng 5 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thƣ viện của Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục - đào tạo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong hệ thống giáo dục quốc dân giáo dục phổ thông GDPT là nền tảng cho giáo dục đại học cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Có nghĩa là GDPT không chỉ chuẩn bị cho học sinh học tiếp lên cao mà còn chuẩn bị lực lượng lao động có văn hoá cho xã hội. GDPT có một vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với ngành giáo dục nói riêng cũng như đối với nền kinh tế quốc dân nói chung nhất là trong giai đoạn các quốc gia cần nhiều lực lượng lao động có chất lượng cao phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hoá CNH và hiện đại hoá HĐH . Trong nền kinh tế toàn cầu của thị trường tự do không ngừng cạnh tranh mãnh liệt một lực lượng lao động được đào tạo ở trình độ chất lượng cao là yếu tố sống còn của một nền kinh tế quốc gia để thu hút đầu tư nước ngoài và tạo nên việc làm và của cải cho đất nước. Nghị quyết số 90 CP ngày 21 8 1997 của Chính phủ Về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục y tế văn hoá Nghị định số 73 1999 NĐ-CP ngày 19 8 1999 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục y tế văn hóa thể

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.